Sử dụng công nghệ này, hãng đóng chai cho Coca Cola đã giảm thời gian kiểm hàng gấp 10 lần

AB, Theo Thời Đại 11:10 08/10/2018

Ngoài các yếu tố như giải thi đấu bóng đá World Cup, thời tiết ấm áp và các sản phẩm mới ra mắt, các công nghệ mới, bao gồm nhận dạng hình ảnh tinh vi và phân tích dữ liệu, cũng đóng vai trò tăng doanh thu cho công ty Coca Cola.

Hellenic Bottling Company (CCH), một đối tác đóng chai lớn cho thương hiệu đồ uống giải khát toàn cầu, đã thông báo tăng trưởng 6,4% doanh thu trong nửa đầu năm 2018. Vậy đâu là nguyên nhân thành công cho một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đóng chai cũng như giúp các nhà bán lẻ đồ uống như Coca thành công?

Trên thực tế, CCH đã triển khai một hệ thống mới do công ty công nghệ Trax vận hành, đã số hóa quy trình lấy hàng thủ công trước đó. Khi bạn có 200.000 khách hàng bán lẻ trên một đất nước rộng lớn như Nga, dựa dẫm vào ghi chép đơn hàng bằng bút và giấy rồi mới được nhập vào máy tính không phải là một lựa chọn tối ưu. Nó dẫn đến sự chậm trễ trong bổ sung hàng hóa. Điều này không có lợi cho hoạt động kinh doanh.

Sử dụng công nghệ này, hãng đóng chai cho Coca Cola đã giảm được thời gian kiểm kê hàng từ 20 phút xuống còn 2 phút - Ảnh 1.

Hết hàng khiến các nhà bán lẻ thiệt hại hơn 634 tỷ USD/năm, theo một báo cáo của các nhà phân tích bán lẻ tại IHL Group. Theo Aleksandr Makarov, giám đốc dự án cho CCH tại Nga, thì kỳ World Cup thu hút tới 4,5 triệu du khách, nên đảm bảo hàng hóa đầy đủ là nhiệm vụ tối quan trọng.

Ông nói thêm áp dụng hệ thống Trax giảm 63% số trường hợp “hết hàng” và thời gian kiểm kê giảm từ 20 phút xuống còn 2 phút. 99,5% sản phẩm sẵn sàng trong các cửa hàng 3 tiếng trước khi các trận đấu bắt đầu.

Vậy CCH chính xác đã làm thế nào để đạt được thành quả này?

Sử dụng công nghệ này, hãng đóng chai cho Coca Cola đã giảm được thời gian kiểm kê hàng từ 20 phút xuống còn 2 phút - Ảnh 2.

Sử dụng các máy quay gắn trên kệ và công nghệ tương tác ảo trên điện thoại thông minh và máy tính bảng. Hệ thống nhận dạng hình ảnh của Trax giám sát tất cả các sản phẩm trên kệ và trong máy làm lạnh, phân biệt được kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau của các sản phẩm này.

Một “động cơ” sẽ kết nối các hình ảnh riêng lẻ lại với nhau để dựng lại hình ảnh các kệ đầy đủ, trong khi đó, phần mềm phân tích sẽ nhận dạng mỗi sản phẩm. Siêu thị ngay lập tức được cảnh báo nếu các sản phẩm không đúng vị trí hoặc bị lấy ra khỏi kệ.

Sử dụng công nghệ này, hãng đóng chai cho Coca Cola đã giảm được thời gian kiểm kê hàng từ 20 phút xuống còn 2 phút - Ảnh 3.

Nhưng, giám đốc điều hành của Trax, Joel Bar-El giải thích: “Nhiều sản phẩm trông giống nhau nhưng có kích thước khác nhau, ví dụ như đồ uống có ga. Do đó, chúng tôi đã tạo ra một lớp (công nghệ) mới, nắm rõ cách bố trí vật lý của cửa hàng và nhìn vào giá để giúp chúng tôi tìm ra được kích thước thích hợp của sản phẩm”.

Công ty công nghệ này đang xác định 250 triệu sản phẩm/tháng và cung cấp dữ liệu thời gian thực cho 170 nhà bán lẻ và nhà sản xuất trên khắp thế giới. Khi các nhà bán lẻ truyền thống đối mặt với thách thức tới từ các đối thủ trực tuyến, một số công ty công nghệ đang cung cấp dịch vụ quảng lý kho hàng và dịch vụ phân tích dữ liệu cho họ như Planorama, TransVoyant và MetaMind.

Khoa học sắp xếp kệ hàng

Các siêu thị đưa ra các biểu đồ tổ chức, theo đó hàng chục nghìn thương hiệu nên được sắp xếp như thế nào trên kệ, trong tủ lạnh và trong tủ đá. Điều này giúp nhân viên lưu trữ đặt mọi thứ vào đúng chỗ, vì trong ngành bán lẻ hàng tạp hóa, vị trí là rất quan trọng. Quy tắc chung là các sản phẩm cao cấp để ở kệ cao, các mặt hàng rẻ hơn để ở kệ dưới, và các ngăn giữa dành cho các sản phẩm tầm trung bán chạy nhất.

Theo tổ chức người tiêu dùng Which?, “hiệu ứng sandwich” này giúp các mặt hàng giá tầm trung trở nên hấp dẫn hơn. Bao bì thông minh có thể khiến người tiêu dùng có tâm lý rằng các thương hiệu rẻ hơn, đặt cạnh các thương hiệu cao cấp, cũng có chất lượng tương đương.

Sử dụng công nghệ này, hãng đóng chai cho Coca Cola đã giảm được thời gian kiểm kê hàng từ 20 phút xuống còn 2 phút - Ảnh 4.

Các thương hiệu trả rất hậu hĩnh để chiếm giữ các vị trí kệ tốt nhất. Vì vậy, họ muốn đảm bảo rằng các nhà bán lẻ thực hiện những gì họ đã cam kết. Đôi khi họ không làm điều này, vó thể là do lỗi của con người hoặc lên kế hoạch kém. Vì vậy, theo dõi thời gian thực giúp giải quyết vấn đề này.

Các nhà bán lẻ truyền thống cũng muốn đảm bảo có đủ sản phẩm trong kho để kệ không bị trống quá lâu. Ông Bar-el cho biết: “Các nhà bán lẻ hết hàng khoảng 8% đến12% ở thời điểm hiện tại, nhưng hệ thống như của chúng tôi có thể giảm con số đó xuống còn 3% hoặc 4%. Chúng tôi cảnh báo họ ngay lập tức. Thông thường phải mất 3-4 tiếng để bổ sung kệ ở thời điểm hiện tại, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng tôi đã giảm thời gian xuống còn 20 phút.”

Toby Pickard, người đứng đầu insight về sự đổi mới và tương lại tại nhóm nghiên cứu IGD, cho biết sử dụng công nghệ nhằm quản lý kho hàng theo thời gian thực đang trở nên rất quan trọng đối với các công ty: “Khi các nhà bán lẻ đang ngang ngử nhau về giá cả và chủng loại, thì dịch vụ xuất sắc tại cửa hàng và sản phẩm sẵn có sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc giúp các nhà bán lẻ nổi bất so với đám đông và thu hút khách hàng đến với cửa hàng của họ.”

Trái với Pickard, Patrick O’Brien, giám đốc nghiên cứu bán lẻ tại Anh của GlobalData lại chỉ ra rằng: “Công nghệ hiện tại và nhân viên tại cửa hàng vốn đã có thể duy trì lượng hàng trong kho, do đó, quan trọng là liệu những nhà cung cấp (dịch vụ công nghệ) này có thực sự đem lại lợi nhuận đầu tư được hay không.”