Vốn là siêu phẩm cổ trang hiện nay,
Võ Mị Nương Truyền Kì (
Võ Tắc Thiên) bị "soi" rất kĩ. Cho đến thời điểm này, ngoài tin đồn ngừng phát sóng, tin cắt cảnh thân mật, việc lời thoại của nhân vật bị thay đổi, còn có khá nhiều ý kiến so sánh phim với Hậu Cung Chân Hoàn Truyện.
Võ Mị Nương là nhân vật có thật trong lịch sử của Trung Quốc. Nhập cung từ khi 14 tuổi, cô được Đường Thái Tông phong làm tài nhân, trải qua các thế lực mưu mô, tranh quyền sủng ái. Đến đời Đường Cao Tông (
Lý Trị), cô được phong làm Hoàng Hậu và cuối cùng trở thành nữ Hoàng đế duy nhất của Trung Quốc.
Còn với Chân Hoàn trong
Chân Hoàn Truyện, cô là nhân vật do tác giả Lưu Liễm Tử hư cấu tạo nên. Từ một thiếu nữ nhập cung thi tuyển tú nữ, cô bị kéo vào các cuộc chiến tranh giành quyền lực. Vì hoàn cảnh bắt buộc, cô phải tự cứu lấy bản thân và sau này bước lên bảo tọa Hoàng thái hậu. Và thực chất, Võ Tắc Thiên là một trong những nhân vật được Lưu Liêm Tử dựa vào để xây dựng nên Chân Hoàn.
Xét về các nhân vật có trong Võ Mị Nương Truyền Kì và Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, nếu như vị Hoàng đế hiền minh Lý Thế Dân trong lòng chỉ có Văn Đức Hoàng Hậu thì trong Hậu Cung Chân Hoàng Truyện, vị Hoàng đế lạnh lùng và tàn nhẫn Ung Chính cả cuộc đời chỉ lưu giữ trong lòng hình bóng của Thuần Nguyên Hoàng hậu.
Vi Quý Phi (Trương Đình)
Hoa Phi (Tưởng Hân) - Hai phim đều có một vị phi tần đa mưu, thế lực tranh sủng
Võ Như Ý -
Từ Huệ, An Lăng Dung - Thẩm My Trang đều là tuyến nhân vật cùng lúc nhập cung với nhân vật nữ chính. Họ là chị em tốt của nhau. Nếu như Từ Huệ trong Võ Mị Nương Truyền Kì vì hiểu lầm, tranh quyền sủng ái nên đã phản bội Võ Mị Nương, thì An Lăng Dung - Thẩm My Trang cũng có chiều hướng nhân vật tương tự như thế, lúc mới nhập cung là tỷ muội tốt của nhau, thế nhưng sau đó vì địa vị, An Lăng Dung quay ra hãm hại Thẩm My Trang và Chân Hoàn.
Dương Quý Phi và Đoạn Phi trong hai phim đều là những nhân vật có sức khỏe không được tốt và trong lòng họ luôn có một tâm kế rất lớn. Nhưng xét về nội dung phim, thì Đoạn Phi không thể hiện nét dã tâm lớn bằng Dương Thục Phi.
Chịu nhiều chỉ trích nhất chính là nhân vật Võ Tắc Thiên của Phạm Băng Băng. Từ lúc nhập cung, khản giả chỉ nhìn thấy một thiếu nữ với vẻ ngoài dịu dàng, vô tư, giàu lòng chính nghĩa và mãi không chịu ác khi bị các phi tần khác hãm hại.
Với Chân Hoàn của Tôn Lệ, vai diễn của cô được đánh giá khá cao. Chân Hoàn là một thiếu nữ hiền lành và không màng danh lợi, ý niệm ban đầu của cô chỉ là muốn an nhàn trải qua hết cuộc đời trong cung. Tuy nhiên, vì bị người khác hãm hại để rồi chính bản thân phải oán hận cuộc đời chốn cung triều.
Ngoài ra, lời thoại trong Hậu Cung Chân Hoàn Truyện cũng là điểm sáng của phim, cho dù là nguyên tác hay tác phẩm phim, việc sử dụng nhiều cổ ngữ vẫn khiến khán giả dễ hiểu. Còn với Võ Mị Nương Truyền Kì được nhận xét là sử dụng nhiều lời nói thường ngày.
Thành công của Hậu Cung Chân Hoàn Truyện được tạo nên từ nhiều yếu tố và hơn hết là nhờ vào dàn diễn viên thực lực từ chính tới phụ, cốt truyện thu hút người xem. Với
Võ Mị Nương Truyền Kì, phim được dày công chuẩn bị suốt 7 năm liền cùng bối cảnh, trang phục hoành tráng, còn với diễn xuất của Phạm Băng Băng vẫn chưa thực sự được đánh giá cao khi cô vẫn còn mang hình bóng nàng hầu Kim Tỏa năm xưa. Tuy nhiên, với đầu tư phục trang và công sức của cả đoàn làm phim, khán giả đổ xô theo dõi siêu phẩm này ngày càng nhiều. Dự đoán sắp tới, phim sẽ tiếp tục trụ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng rating các phim tại xứ đại lục.
(Tổng hợp)