Phải chăng "The Greatest Showman" đã bẻ cong lịch sử nước Mỹ?

Splendid River, Theo Trí Thức Trẻ 17:05 04/01/2018

Tác phẩm "The Greatest Showman" tiếp tục gây tranh cãi khi được cho là đã bẻ cong lịch sử nước Mỹ.

"Nhân vật" P.T. Barnum của Hugh Jackman trong phim đã khởi nghiệp trong The Greatest Showman bằng cách tạo ra một sân khấu của những điều "kỳ lạ", và mở rộng ranh giới về chủng tộc và giới tính. "Họ sẽ yêu mến các bạn," là điều Barnum đã nói với Người Đàn bà Có Râu, người đã cất giọng trong bài hát "This is me" nhằm tôn vinh bình đẳng xã hội. Barnum trong phim không chỉ cho họ một công việc, mà còn cả một gia đình.

Phải chăng The Greatest Showman chính là màn tắm trắng lịch sử nước Mỹ? - Ảnh 1.

Trong khi đó, quá trình khởi nghiệp của Barnum trong thực tế lại rất khác: Ông nghe nói về một nô lệ có tên Joice Heth. Những người chủ của bà ta nói rằng bà đã 161 tuổi, và quảng cáo rằng bà từng là cô nuôi của tổng thống George Washington. Heth bị bắt phải kể những câu chuyện về Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ mỗi khi có người đến tìm gặp bà ta vì tò mò. Năm 1835, Barnum tới Philadelphia và mua lại Heth, và bắt đầu "trưng bày" bà ở sân khấu Niblo trên phố Broadway, Manhattan. Barnum đã mua bà với giá 1000 đô la, nhưng sau khi William Niblo in áp phích quảng cáo treo khắp thành phố "Điều kỳ lạ nhất trên thế giới", họ đã thu về hơn 1500 đô trong một tuần, theo tiểu sử của Barnum.

Phải chăng The Greatest Showman chính là màn tắm trắng lịch sử nước Mỹ? - Ảnh 2.

Người miền Bắc khi đó khá rụt rè với việc trả tiền để ngắm nhìn một người nô lệ da đen, Barnum đã cài cắm tin đồn trong giới báo chí rằng bà ta không phải là nô lệ, mà chỉ đang tiết kiệm tiền để chuộc lại con cháu. Điều này hoàn toàn bịa đặt, Heth đã chết khi vẫn là nô lệ, và khi bà ta chết, Barnum còn trưng bày xác của bà cho người đời nhòm ngó.

Việc The Greatest Showman xóa Heth khỏi câu chuyện không có gì bất ngờ, vì khó mà có thể kể một câu chuyện "ấm lòng" như vậy với sự đày đọa một nô lệ da đen. Chủ đề của phim nói về sự đùm bọc, với việc Barnum tạo ra một gia đình ấm no cho những người "kỳ lạ" với đủ màu da, giới tính. Đúng là Barnum "thực" cũng đã trở nên tiến bộ hơn sau sự khởi đầu đáng khinh bỉ này. Nhưng việc xóa sổ Heth ra khỏi câu chuyện có thể coi là một sự xuyên tạc lịch sử.

Phải chăng The Greatest Showman chính là màn tắm trắng lịch sử nước Mỹ? - Ảnh 3.

Các bộ phim lịch sử cần phải lựa chọn việc đưa vào những chi tiết quan trọng phù hợp với thế giới nhiễu nhương mà chúng ta đang sống vào 2 giờ đồng hồ phim của họ. Và chúng ta có thể tạm tha một vài sai sót của The Greatest Showman như sự tồn tại của bóng đèn sợi đốt, hay như sự xuất hiện của những chiếc máy ảnh.

Trong The Greatest Showman, đoàn xiếc anh em đã vùng lên để giành lấy địa vị của mình trong xã hội, bất chấp sự ghẻ lạnh. Họ nhảy cùng nhau, gạt bỏ những kẻ phản đối, và 2 trong số họ, một da màu, một da trắng, đã có thể "viết lại những vì sao" và trao nhau những nụ hôn thắm thiết. Trong thực tế, phần lớn người Mỹ gốc Phi ở miền Nam đã bị biến thành nô lệ và những người ở miền Bắc phải đối mặt với đói rét, bạo lực, và cái chết. Ở nước Mỹ vào thời đó, không ai có thể "viết lại những vì sao" cho người da màu cả.

Phải chăng The Greatest Showman chính là màn tắm trắng lịch sử nước Mỹ? - Ảnh 4.

Chẳng ai có thể vẽ lại những vì sao cho những người nô lệ da màu

Người ta đã tốn nhiều giấy mực khi nói về chủng tộc trong các phim lịch sử. Mặc dù hình ảnh người da màu trong The Greatest Showman được làm với nhiều sự mơ mộng và hi vọng, nhưng thực ra chỉ là một lời nói dối. Khi chúng ta "tắm trắng" lịch sử như vậy, có hai thứ sẽ mất giá trị: Đầu tiên là làm giảm nhẹ những tội ác của người da trắng trong quá khứ. Thứ hai, là coi nhẹ sự thống khổ của người da màu.

Phải chăng The Greatest Showman chính là màn tắm trắng lịch sử nước Mỹ? - Ảnh 5.

Nhưng quan trọng hơn, lịch sử của nước Mỹ sẽ không còn giá trị gì nếu như không đề cập đến những bất công về chủng tộc.

Thiếu lịch sử về những vụ treo cổ nô lệ ở miền Nam, chúng ta sẽ không hiểu nổi cuộc Đại Di Cư của người Mỹ gốc Phi về phía Bắc, hay sự phân hóa giàu nghèo giữa người da trắng và người da màu. Khi chúng ta tôn vinh một nước Mỹ giả tưởng ở thế kỷ 19 nơi người Mỹ gốc Phi có thể khẳng định bản thân và vượt qua nô dịch, chúng ta làm giảm sự nghiêm trọng trong những sự đày đọa đó. Việc để cho các nhân vật trong The Greatest Showman dễ dàng vượt qua kỳ thị chủng tộc, và "viết lại sao trời", chính là bẻ cong lịch sử.