Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 11:00 24/10/2016

Trong những năm gần đây, phong trào đi phượt được nhiều bạn trẻ hưởng ứng rầm rộ và ngày càng đơn giản hóa. Tuy nhiên, đi phượt có phải chỉ đơn giản là “xách ba lô lên và đi” như các bạn trẻ vẫn thường quan niệm?

Trong những năm gần đây, phong trào đi phượt được nhiều bạn trẻ hưởng ứng rầm rộ và ngày càng đơn giản hóa. Tuy nhiên, đi phượt có phải chỉ đơn giản là “xách ba lô lên và đi” như các bạn trẻ vẫn thường quan niệm?

Không cần chuẩn bị quá nhiều đồ lỉnh kỉnh, nhưng những thứ dưới đây thì không nên thiếu:

1. Balo

Cả chuyến hành trình sẽ mệt mỏi hơn tất thảy những gì bạn nghĩ nếu bạn có ý định đi phượt với những chiếc túi xách nhỏ. Tại sao không sử dụng balo nhỉ? Những chiếc ba lô phượt cỡ lớn và chắc chắn sẽ giúp bạn yên tâm chinh phục mọi thứ trong chuyến hành trình dài ngày. Tuy nhiên, cũng nên lựa chọn cho mình một chiếc balo đúng loại, đúng chức năng và phù hợp với cơ thể mỗi người.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 1.

2. Đồ dùng cá nhân

Đồ dùng cá nhân là tổ hợp những vật dụng “không thể thiếu” góp phần mang lại cho bạn một chuyến đi thoải mái và hoàn hảo nhất.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 2.

Quần dài: Vì đi phượt nên trang phục phù hợp nhất là quần dài (quần jeans hoặc kaki). Tùy vào lịch trình đi phượt mà bạn có thể chuẩn bị cho mình số lượng trang phục phù hợp.

Áo: Áo phông/thun mỏng mặc trong người, áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông; áo khoác gió mỏng sử dụng cho mùa hè có khả năng chống nước để tránh bị ngấm sương vào người; áo khoác dày đảm bảo tiêu chí vừa gọn, vừa nhẹ vừa ấm thì càng tốt;

Khăn quàng cổ: Mùa hè, bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu. Chiếc khăn rằn ngoài tác dụng thẩm mỹ thì còn có khả năng chắn nắng, giúp hạn chế bị cháy đen khu vực cổ và thấm mồ hôi. Ngoài ra, nếu khăn đủ dài thì còn có thể vừa quấn cổ, quấn đầu và che mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.

Giày dép: Bạn nên chọn giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân để có thể đi đường trường. Đối với “phượt”, giày da, giày búp bê và giày cao gót là những vật dụng mà bạn nên tránh. Một chiếc dép bệt mềm sẽ rất phù hợp khi bạn đến nơi và nghỉ ngơi, mang lại sự thoải mái sau một chuyến hành trình dài.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị tất tay, tất chân, bịt tai để giữ ấm cơ thể nếu bạn đi vào mùa lạnh.

Bên cạnh đó, các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm là những thứ không thể quên. Đối với dung dịch lỏng, bạn có thể chiết ra những chiếc hộp/lọ nhỏ với số lượng đủ dùng, để tiết kiệm diện tích chứa đồ và tránh phải mang vác cồng kềnh.

Và, đừng quên túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều nữa nhé!

3. Giấy tờ tùy thân

Dù là đi “phượt” trong nước hay nước ngoài thì bao giờ bạn cũng phải mang theo giấy tờ tùy thân để cuộc hành trình của bạn được an tâm nhất nhé. Giấy tờ tùy thân cần thiết bao gồm: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ, CMND, hộ chiếu và thẻ ATM.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 3.

4. Đồ dùng y tế

Bạn cũng nên chủ động chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu đề phòng trường hợp bất trắc. Thuốc cá nhân khi đi phượt nên chuẩn bị: thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng … để đề phòng gặp sự cố mà bạn lại không thể đi mua được.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 4.

5. Xe

Đi phượt bằng xe máy thì điều tất yếu không thể thiếu và vô cùng quan trọng là lựa chọn “ngựa sắt”. Sẽ không gì tuyệt hơn khi được trải nghiệm, khám phá những vùng đất mới bằng chính chiếc xe máy của mình.

Ngoài những dòng xe PKL đắt tiền thì những dòng xe 150 phân khối cũng được khá nhiều dân phượt có kinh nghiệm lựa chọn, điển hình như dòng xe tay côn Honda WINNER 150.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 5.

Sự khác biệt thể hiện rõ nhất khi chuyển từ cấp số 5 lên số 6, chiếc xe lướt đi khá nhẹ nhàng và đạt tốc độ 90km/h chỉ ở vòng tua máy 5.000 – 6.000 vòng/phút. Trên những đoạn đường nhiều ổ gà, ổ voi và cả những đoạn đường đá lởm chởm, Honda WINNER 150 với lốp kích thước lớn đã phát huy được ưu điểm bám đường của mình.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 6.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 7.

Khi di chuyển vào thời điểm trời tối, đèn pha LED của WINNER 150 chiếu sáng với góc chiếu rộng khá ấn tượng giúp các “phượt thủ” kiểm soát được tầm nhìn một cách tối đa.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 8.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 9.

Honda WINNER 150 hội tụ đầy đủ yếu tố của một mẫu xe côn tay mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua thử thách trên mọi cung đường.

Ngày 21/9 vừa qua, Honda Việt Nam đã chính thức khởi động “Hành trình WINNER 150: 4 đỉnh cực – Vạn chân trời” với sự tham gia của cộng đồng những người yêu xe WINNER trên khắp cả nước. Hơn 50 bạn trẻ mê xê dịch và đầy nhiệt huyết đã được tuyển chọn để tham gia chinh phục quãng đường xấp xỉ 3.250km đầy thử thách cùng “chiến binh” WINNER 150. Hành trình còn kéo dài đến hết ngày 22/10/2016.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 10.

Những vật dụng không thể thiếu của dân phượt - Ảnh 11.

“Hành trình WINNER 150: 4 đỉnh cực – Vạn chân trời” là chuyến đi dài đầu tiên của dàn xe côn tay thể thao Honda WINNER 150. Hành trình gồm 4 chặng: chặng CỰC NAM: Phan Thiết Cà Mau. Thời gian dự kiến: 21 – 25/9/2016 chặng CỰC TÂY: Hà Nội A Pa Chải (Điện Biên). Thời gian dự kiến: 28/9 – 03/10/2016 chặng CỰC ĐÔNG: Huế Phú Yên. Thời gian dự kiến: 06 – 10/10/2016 chặng CỰC BẮC: Hà Nội Hà Giang. Thời gian dự kiến: 18 – 22/10/2016.