Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa

Quỳnh Trang, Theo Helino 14:00 08/11/2019

Giấc ngủ trưa rất quan trọng giúp con người có thêm tinh thần, sức lực để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người ngủ dậy lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đó là do họ đã phạm phải những sai lầm dưới đây.

Mỗi ngày, con người có hai giấc ngủ chính là ngủ trưa và ngủ tối. Cứ vào khoảng thời gian này, cơ thể diễn ra phản ứng sinh lý tự nhiên là buồn ngủ, mất đi phần nào sự tỉnh táo, tinh thần không còn được hưng phấn. Giấc ngủ giúp chúng ta hồi phục lại sự sảng khoái của cơ thể, đầu óc thư giãn và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi tỉnh giấc ngủ trưa, cơ thể lại trở nên mệt mỏi hơn, người nặng nề, thậm chí còn chóng mặt, đau đầu. Dưới đây là những sai lầm trong thói quen ngủ trưa cũng là nguyên nhân gây ra sự phản tác dụng của việc ngủ trưa.

1. Thời gian ngủ trưa quá dài

Khoảng 13 giờ, mức độ buồn ngủ của cơ thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Lúc này, một giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 15 đến 30 phút sẽ cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi, thư giãn.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ quá dài, khoảng 40 phút hoặc hơn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Khi thức dậy, cơ thể chưa "hoàn thành" giấc ngủ sâu, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị chậm lại, bạn sẽ cảm giác như bị kiệt sức, không thể lập tức đi vào trạng thái hoạt động, làm việc.

Nếu phải làm việc ngay, bạn có thể bị đau đầu, không còn sức lực, mất đi sự tỉnh táo dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Bởi vậy, bạn chỉ nên dành nhiều nhất 30 phút cho giấc ngủ trưa của mình.

2. Ngủ ngay sau khi ăn trưa

Sau bữa trưa, để đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, một lượng lớn máu sẽ được cung cấp cho hệ thống tiêu hóa, lượng oxy trong máu cung cấp cho não sẽ giảm bớt, cảm giác buồn ngủ ập đến. Thời gian để cho cơ thể tiêu hóa thức ăn mất khoảng 1 tiếng.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa - Ảnh 2.

Nếu như bạn đi ngủ ngay vào thời điểm ăn xong thì sẽ tăng gánh nặng, giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó, dạ dày đang hoạt động mạnh trong việc tiêu hóa thức ăn, cơ thể cũng không thể có được trạng thái ngủ ổn định nhất.

Sau khi thức dậy, chúng ta sẽ cảm thấy kiệt sức. Về lâu dài, thói quen này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Do đó, ngay sau khi ăn trưa, mặc dù buồn ngủ nhưng không nên đi ngủ ngay. Cần nghỉ ngơi hay hoạt động nhẹ để việc tiêu hóa dễ dàng, nhanh chóng hơn.

3. Tư thế ngủ trưa sai

Nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên sẽ lựa chọn tư thể nằm bò, nằm sấp ra bàn để ngủ và úp mắt xuống cánh tay. Điều này sẽ gây áp lực cho mắt, có thể gây mờ mắt tạm thời.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa - Ảnh 3.

Đồng thời, khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, việc cung cấp máu cho các cơ quan cũng chậm hơn, cộng thêm việc dạ dày đang tiêu hóa thức ăn cho bữa trưa. Lúc này, nếu ngủ trưa với tư thế úp, sấp, nằm bò ra bàn, não sẽ không nhận đủ khí oxy, khi tỉnh dậy rất dễ bị chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tay chân vô lực.

4. Thời gian ngủ trưa muộn

Nhiều người vào thời gian ngủ trưa khoảng 12, 13 giờ thì lại hoạt động, làm việc đến 15, 16 giờ chiều mới đi ngủ. Đây là thời gian ngủ trưa quá muộn, trái ngược với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn càng trở nên mệt mỏi sau khi ngủ trưa - Ảnh 4.

Nếu ngủ trưa vào buổi chiều, cơ thể rất dễ bị mất ngủ vào buổi tối. Buổi tối mất ngủ sẽ làm cho buổi sáng cảm thấy buồn ngủ hơn, mất tinh thần hơn. Hiệu quả trong việc hoạt động học tập, làm việc sẽ không được như ý.

Nếu cứ tiếp tục thói quen như vậy, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng trong sinh hoạt, tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ rồi lại buồn ngủ không đúng, không phù hợp đồng hồ sinh học.

Nguồn: QQ