Nhìn lại những bản hợp đồng "sặc mùi tiền" và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á

Prino, Theo Trí Thức Trẻ 07:30 23/03/2020

Hai khu vực hàng đầu của LMHT - LPL và LCK luôn là thị trường béo bở cho các nhà đầu tư eSports. Hàng loạt những bản hợp đồng bom tấn được xuất hiện tại nơi đây nhưng đi kèm nhiều bê bối, lùm xùm.

LCK - bê bối giữa cvMax và Griffin

Bê bối giữa HLV cvMax và Griffin đã trở thành drama to nhất lịch sử eSports khi sự việc này được đưa lên cả Nhà Xanh của Hàn Quốc. Vụ việc bắt đầu từ bản hợp đồng nô lệ giữa tuyển thủ trẻ Seo "Kanavi" Jin-hyeok và đội tuyển JinDong Gaming của LPL. Người phanh phui bản hợp đồng này giữa Still8 (công ty chủ quản của Griffin) và JDG không ai khác ngoài HLV cvMax.

Nhìn lại những bản hợp đồng sặc mùi tiền và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á - Ảnh 1.

Kanavi bị trói buộc với JDG sau khi rời Griffin với bản hợp đồng 5 năm.

Ngay sau đó, cvMax bị chính những học trò của anh cáo buộc về việc có những hành động bạo lực khi huấn luyện. Tiếp đến, cvMax bị cắt suất tham dự CKTG 2019 cùng Griffin. Sự việc này như thêm dầu vào lửa về cuộc chiến của cvMax và Griffin.

Hàng loạt ý kiến trái chiều được đưa ra, trong đó có cả lệnh cấm cvMax tham gia giải đấu từ phía Riot Games Hàn Quốc. Chính việc phe cánh này từ phía Riot Games Hàn, cộng đồng LMHT từ xứ sở kim chi đã tạo nên một làn sóng tẩy chay vô cùng lớn.

Nhìn lại những bản hợp đồng sặc mùi tiền và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á - Ảnh 2.

Ông Ha Tae-Kyung, đại biểu quốc hội của Đảng Bareunmirae, Hàn Quốc.

Vụ việc lên đến đỉnh điểm khi chính trị gia Hàn Quốc, Ha Tae-Kyung lên tiếng phản đối Riot Games Hàn Quốc về vụ việc của Kanavi. Ông bày tỏ thái độ thất vọng về việc làm của Riot Hàn Quốc đối với cvMax trong sự việc này.

Trong khi đó, Sword và vài thành viên của Griffin đã có buổi phỏng vấn trực tiếp với Inven về những cáo buộc bạo hành. Tuy nhiên, những lời nói của Sword thực sự có vấn đề khi học trò khác của cvMax là Chovy đã bác bỏ hoàn toàn những lời buộc tội.

Nhìn lại những bản hợp đồng sặc mùi tiền và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á - Ảnh 3.

Tarzan, Sword và Viper trong cuộc phỏng vấn với Inven.

Bê bối Griffin đi đến hồi kết khi Riot Games Hàn Quốc buộc phải hủy bỏ lệnh cấm đối với cvMax sau quá nhiều áp lực từ cộng đồng và cả chính phủ. Kanavi chính thức ký lại với Jindong Gaming bản hợp đồng có thời hạn 1 năm tại LPL.

Có lẽ người thua cuộc duy nhất trong cuộc chiến kéo dài vài tháng này chỉ có các thành viên của Griffin khi họ hiện đang đứng cuối bảng xếp hạng LCK mùa Xuân 2020 sau khi kết thúc giai đoạn lượt đi.

LPL - những bản hợp đồng dang dở và chức vô địch CKTG 2018 không tưởng của Invictus Gaming

LPL là khu vực khá kín tiếng bởi Trung Quốc luôn có những tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức, lối sống của mỗi công dân nơi đây. Tuy nhiên, thương trường như chiến trường. Chính vì thế, nhà vô địch CKTG 2018 cũng có khoảng thời gian không mấy dễ dàng trước khi chạm tay vào vinh quang.

Năm 2017, Invictus Gaming và Young Miracles thực hiện thương vụ chuyển nhượng đặc biệt liên quan đến Ning. Thương vụ này được thực hiện ngầm và một số điều khoản không nằm trên giấy tờ mà chỉ là sự đổi chác của 2 ông chủ Vương Tư Thông và Lưu "PDD" Miêu.

Giá trị chuyển nhượng của Ning khi về Invictus Gaming bao gồm khoản tiền lớn kèm với Baolan sẽ quay về YM. Tuy nhiên, do IG không tìm được hỗ trợ thay thế nên IG thương lượng và giữ được Baolan ở lại và IG. Hay chính xác, Vương Tư Thông nợ khoản tiền lớn chính là giá trị chuyển nhượng của Baolan với PDD.

Nhìn lại những bản hợp đồng sặc mùi tiền và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á - Ảnh 4.

Invictus Gaming giữ chân thành công Ning và Baolan ở CKTG 2019 dù dính nhiều lùm xùm.

Chính điều khoản "giá trị cá nhân" của Baolan làm Vương Tư Thông phải lao đao vì nợ nần trong suốt 2018-2019 khi hỗ trợ của IG tăng giá chóng mặt trên thị trường chuyển nhượng sau chức vô địch CKTG 2018. Đó là chưa kể đến vài khoản nợ khác ngoài lĩnh vực eSports của Vương Tư Thông.

Ning và Baolan bị ràng buộc bởi hợp đồng chuyển nhượng giữa 2 ông chủ này một thời gian dài cho đến khi Vương Tư Thông chính thức được bà Lâm Ninh (mẹ của Vương Tư Thông) cứu với khoản "chu cấp" 100 triệu tệ (hơn 300 tỷ đồng) vào cuối năm 2019.

Với đợt tiếp viện, Invictus Gaming giữ chân thành công 2 công thần nhiều bê bối này ở lại với đội tuyển dưới dạng hợp đồng cá nhân cho LPL mùa Xuân 2020.

Nhìn lại những bản hợp đồng sặc mùi tiền và dính nhiều bê bối của nền LMHT châu Á - Ảnh 5.