Nghiên cứu tâm lý: Thứ tự sinh quyết định trẻ có hiếu thảo hay không, cha mẹ lưu ý!

Ứng Hà Chi, Theo Phụ nữ số 07:51 15/09/2023

Nếu có đứa con hiếu thảo, nửa đời sau các ông bố bà mẹ thảnh thơi hưởng phúc, của cải vật chất không sánh bằng.

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau nên cha mẹ có thái độ khác nhau đối với con cái. Một số trẻ có bản tính sôi nổi, vui vẻ, thích trò chuyện và sẵn sàng giao tiếp với mọi người xung quanh, số khác lại sống khép kín, thậm chí không muốn tiếp xúc với người thân. Hay một số trẻ thành thật, ngoan ngoãn, trong khi một số trẻ khác lại kém thành thật.

Dù con cái có tính cách khác nhau nhưng cha mẹ sẽ luôn yêu thương con, không vì thế mà phân biệt đối xử.

Trong gia đình có 2 con, con cả hiếu thảo hơn

Đối với gia đình có 2 người con, thường con cả có nhiệm vụ giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em. Đồng thời, bố mẹ cũng mong người con cả trưởng thành, nhanh nhạy hơn để có thể giúp đỡ việc nhà.

Khi 2 con xảy ra mâu thuẫn, nhiều bậc phụ huynh thường yêu cầu con cả nhường nhịn em. Chính vì điều này, trong gia đình có 2 con, người con đầu thường chín chắn, biết suy nghĩ hơn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được bố mẹ giao phó.

Nghiên cứu tâm lý: Thứ tự sinh quyết định trẻ có hiếu thảo hay không, cha mẹ lưu ý! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Vì đặc điểm này nên khi lớn lên, người con đầu thường có trách nhiệm hơn với bố mẹ và em của mình. Họ không tính toán, so đo thiệt hơn và giàu lòng hiếu thảo. Ý thức chia sẻ trách nhiệm xuất hiện nhiều hơn ở các em.

Chính vì vậy, người con thứ hai sẽ có sự ỷ lại, không quan tâm tới bố mẹ nhiều như anh/chị của mình.

Trong gia đình có nhiều con, con thứ 2 thường hiếu thảo hơn

Trong gia đình có 2 con, người con cả thường phải đảm nhận trách nhiệm chăm sóc các em và khi lớn lên sẽ có xu hướng hiếu thảo với bố mẹ.

Nhưng khi trong gia đình xuất hiện người con thứ 3, thứ 4,… thì cả người con đầu và con thứ 2 phải cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc các em. Lúc này, người con cả chưa ở trạng thái tự lập mà trở thành một tập thể với người con 2. Cùng với bố mẹ, họ có trách nhiệm chăm sóc các em nhỏ.

Khi đó, trách nhiệm chăm sóc bố mẹ đương nhiên sẽ được chia sẻ bởi người con cả và người con thứ 2. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra tầm quan trọng và sự công nhận của cha mẹ dành cho con cái sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành và phát triển của trẻ trong tương lai. Người con thứ 2 thường ít được chăm sóc nhất trong gia đình và phải nỗ lực hết mình để chứng minh bản thân. Vì thế, người con thứ 2 thường có khả năng thành công cao hơn trong sự nghiệp, cũng như trong lĩnh vực khác.

Chính vì vậy, họ sẽ tỏ ra quan tâm hơn tới bố mẹ. Đơn giản vì họ không nhận được đủ sự bầu bạn và chăm sóc từ bố mẹ trong thời thơ ấu. Nhưng trên thực tế, dù trong gia đình có bao nhiêu con, chỉ cần bố mẹ giáo dục đúng mực thì người con nào cũng sẽ hiếu thảo và biết ơn.

Nghiên cứu tâm lý: Thứ tự sinh quyết định trẻ có hiếu thảo hay không, cha mẹ lưu ý! - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Một số dấu hiệu của trẻ hiếu thảo với bố mẹ

1. Kính trọng người lớn tuổi và biết ơn

Đây là dấu hiệu đầu tiên của đứa trẻ hiếu thảo. Thời nay, mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên được chiều chuộng, đôi khi trẻ muốn gì được đó. Chính vì thế, trẻ coi sự hy sinh của bố mẹ là điều đương nhiên, không xem trọng bố mẹ. Những đứa trẻ này khi lớn lên có nguy cơ sống thờ ơ với bố mẹ.

Muốn con cái hiếu thảo, chính bố mẹ phải là người dạy con về sự hiếu thảo. Chỉ những đứa trẻ biết kính trọng người lớn tuổi, trân trọng công ơn dưỡng dục thì lớn lên mới hiếu hạnh.

2. Chủ động giúp bố mẹ việc nhà

Chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng: "Nếu trẻ không rửa bát thì làm sao biết được bố mẹ vất vả hàng ngày, nên để trẻ làm việc nhà". Để trẻ làm việc nhà, chủ động giúp đỡ bố mẹ là khía cạnh quan trọng để dạy trẻ về lòng hiếu thảo.

Trong quá trình làm việc nhà có thể rèn luyện lòng biết ơn, tính kiên nhẫn của trẻ. Những đứa trẻ chủ động giúp bố mẹ việc nhà từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ có ý thức trách nhiệm đối với gia đình.

3. Độc lập và chịu trách nhiệm

Việc trau dồi khả năng tự lập của trẻ ngay từ nhỏ là rất quan trọng. Vì nếu trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân khi lớn lên sẽ sống và phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại đang quá chở che, chiều chuộng con cái, không muốn để trẻ chịu thiệt thòi. Điều này khiến trẻ trở thành người kém nghị lực, thiếu trách nhiệm đối với chính mình và người thân. Trẻ sẽ dễ dàng nghĩ bản thân không tự lực được, phải phụ thuộc vào bố mẹ. Bên cạnh đó, do thiếu tính tự lập, quen dựa dẫm nên khi có chuyện không ưng ý xảy ra, trẻ sẽ oán trách, đổ lỗi cho người khác.

Rèn luyện cho trẻ sự độc lập, biết chịu trách nhiệm là một cách gián tiếp dạy trẻ về lòng biết ơn và sự hiếu thảo. Một đứa trẻ có trách nhiệm sẽ hiếu kính với bố mẹ. Và muốn nuôi dạy một đứa trẻ hiểu thảo, trước hết bố mẹ phải là người làm gương. Bố mẹ cần hiếu thảo với ông bà, con cái sẽ nhìn vào và học theo.