Ngày càng có nhiều người không đặt thảm ở cửa ra vào, bạn nên làm theo phương pháp này để nhà luôn sạch sẽ

Lam Anh, Theo Phụ nữ số 20:00 14/05/2024

Thảm trải sàn từng là món đồ cứu cánh cho các gia đình trong việc giữ gìn 1 căn nhà đẹp và sạch sẽ. Tuy nhiên, ngày nay, nó lại trở thành món đồ bị nhiều người ngó lơ!

Thảm trải sàn có thể giúp ngăn ngừa bụi bẩn và đất cát từ đế giày, là vật dụng chặn vi khuẩn vào nhà. Tuy nhiên, sau 1 thời gian sử dụng, dễ bẩn nhưng khó làm sạch là những gì mọi người thường cảm nhận được. Vì lý do đó, thảm trải sàn "bỗng" trở nên bất tiện và gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người dùng.

Dù là loại thảm trải sàn nào thì cũng không có khả năng chống bụi bẩn. Chưa kể còn khó làm sạch, thậm chí khi vệ sinh, nhiều loại thảm khi bị ngấm nước sẽ rất nặng. Đồng thời, thảm lót sàn rất dễ bị dịch chuyển, đôi khi có thể bị trượt nếu vô tình giẫm phải.

Từ không ít những khuyết điểm của thảm trải sàn truyền thống, hiện nay nhiều người không còn muốn sử dụng nữa.

Thay vào đó, mọi người chọn cách tạo sảnh chìm và mọi người có thể ngồi ngay trên bậc thềm của lối vào để thay giày.

Tạo sảnh chìm thay thế thảm trải sàn

Ngày càng có nhiều người không đặt thảm ở cửa ra vào, bạn nên làm theo phương pháp này để nhà luôn sạch sẽ - Ảnh 2.

Sảnh chìm đã từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo đó, khu vực trũng này được gọi là khu vực bụi rơi. Nó phải được quy hoạch trong quá trình trang trí sao cho khu vực lối vào và sàn trong nhà tạo thành sự chênh lệch có chiều cao khoảng 15cm. Điều này không chỉ tạo cảm giác phân cấp về mặt thị giác mà còn ngăn bụi bẩn vào trong nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đưa thiết kế này vào trong căn nhà của mình, tốt hơn chỉ cần duy trì chiều cao trong khoảng từ 10 - 15cm là đủ. Với những bậc thang cao quá có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người già và trẻ em. Họ có thể dễ bị vấp ngã hoặc khó đi lại. Trong trường hợp thấp quá lại dễ bị trượt chân, nếu không để ý cũng có thể bị té ngã và bụi bẩn dễ lan vào trong nhà.

* Lợi ích của sảnh chìm là gì?

Ngày càng có nhiều người không đặt thảm ở cửa ra vào, bạn nên làm theo phương pháp này để nhà luôn sạch sẽ - Ảnh 3.

1. Dễ làm sạch

Sảnh chìm quả thực rất sạch sẽ, bụi bẩn sẽ được ngăn lại phía ngoài. Theo đó, bạn chỉ cần thay dép hoặc đi tất là vào nhà, điều này khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi trở về nhà.

Vào những ngày mưa, bạn không phải lo giày bị ướt vào làm bẩn nhà nữa. Những chiếc ô ngập nước cũng có thể được đặt trực tiếp ở khu vực này.

Thậm chí, đồ đạc hoặc giấy tờ chuyển phát nhanh đã nhận cũng có thể được dỡ trực tiếp vào khu vực này. Nếu có hộp xốp và trong quá trình bóc, vụn xốp bay ra ngoài thì cũng không ảnh hưởng gì tới bên trong.

2. Làm cho việc về nhà trở nên mang tính lễ nghi hơn

Khu vực trũng của lối vào có thể dễ dàng tạo thành ranh giới rõ ràng giữa với phía bên trong ngôi nhà. Kiểu thiết kế phân vùng này cũng sẽ mang lại cảm giác nghi lễ cho những người trở về nhà hơn, thông qua những bước như, trước tiên họ phải thay giày và bước qua các bậc thang trước khi thực sự bước vào phòng. Điều này khiến hành động “về nhà” trở nên mang tính nghi thức hơn và những vị khách đến thăm nhà cũng có ý thức hơn trong việc cởi bỏ giày, xếp gọn ở bên ngoài, giữ cho ngôi nhà luôn được sạch sẽ và ngăn nắp.

3. Đẹp mắt hơn

So với thảm trải sàn truyền thống, sảnh chìm đẹp hơn và được phân chia trực quan hơn. Giày sử dụng trong nhà và ngoài trời sẽ không chồng lên nhau mà được đặt gọn gàng hơn, giúp giữ được vẻ đẹp cho không gian.

Nhiều gia đình cũng có thể lắp 1 lớp cửa kính ở khu vực đó để ngăn cách hoàn toàn 2 không gian, để các hạt bụi và vi trùng không thể lọt vào phòng, giúp nhà được sạch sẽ hơn.

* Làm thế nào để tạo ra một sảnh chìm?

Ngày càng có nhiều người không đặt thảm ở cửa ra vào, bạn nên làm theo phương pháp này để nhà luôn sạch sẽ - Ảnh 4.
Ngày càng có nhiều người không đặt thảm ở cửa ra vào, bạn nên làm theo phương pháp này để nhà luôn sạch sẽ - Ảnh 5.

1. Sảnh chìm giả

Nếu điều kiện cho phép, có thể làm mỏng nền nhà để tạo chỗ trũng khoảng 3cm, sau đó san phẳng nhà cùng với vật liệu nền trong nhà.

Nếu sàn không thể mỏng đi thì chỉ có thể đạt được bằng cách nâng mặt đất lên. Ngoại trừ lối vào, toàn bộ phần sàn trong nhà được nâng lên từ 5 - 15cm bằng cách xây nền để tạo hiệu ứng chìm.

2. Sảnh vào không có hệ thống đèn chiều sáng

Bằng cách này, bạn chỉ cần tạo 1 sảnh chìm cao chừng 3cm và lắp thêm đèn chiếu sáng là được. Tuy nhiên, hãy nhớ lắp đặt hệ thống đèn tự động để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Nhìn chung, có nhiều cách để tạo ra sảnh chìm. Ưu điểm của thiết kế này là hạn chế bụi bay vào phòng mà không cần thảm trải sàn và không cần phải vệ sinh, giúp tiết kiệm rất nhiều công sức!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày