Trong tập này, các sinh viên đã được giảng viên chuyên ngành Nguyễn Minh Trường và thầy chủ nhiệm Cù Trọng Xoay đã đặt ra cho các sinh viên lớp Poly một thử thách vô cùng hack não, đó là đặt slogan cho thương hiệu "Thanh Long Tiến Dũng" chỉ trong vòng 30s.
Theo bài học, slogan được xem như một khẩu hiệu, quan điểm, triết lý và hướng đi của doanh nghiệp. Chính vì thế khi thiết kế slogan, yếu tố ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình.
Nhanh trí "nảy số" trong thử thách đặt slogan cho thương hiệu, cặp đôi thầy giáo và sinh viên của lớp học Poly đã cho ra lò hàng loạt khẩu hiệu "dở khóc dở cười" khiến người xem "ngã ngửa".
Slogan: Ăn vặt MisThy - Ăn vào cười HiHi
Thầy Trường - Trưởng môn Marketing & Sales Cao đẳng FPT Polytechnic đã nhận xét đây là câu trả lời thông minh!
Slogan "Thanh long Việt/ Tiến lên và Dũng mãnh" của đội Khánh Vân được thầy Xoay nhận xét: Tiến lên - Dũng mãnh thường dùng cho thương hiệu bán xe máy, vạch trần "âm mưu" team Khánh Vân tách từ để "nịnh" khách hàng
Slogan: Thanh Long Tiến Dũng/ Hương vị quê nhà/ Cảm xúc thăng hoa được nhận xét "cảm xúc thăng hoa" hơi quen thuộc nhưng "hương vị quê nhà" thì rất chuẩn. Tuy nhiên với "hương vị quê nhà" và âm "a" đó thì nhóm có thể đổi câu sau thành cái gì đó "vươn xa" như "cảm xúc vươn xa", "giá trị vươn xa" hay "vị ngọt vươn xa"
Slogan: Thanh long Tiến Dũng/ Nghe thôi cũng THÈMMM - Thầy Xoay nhận xét rằng có rất nhiều món ăn mang lại cảm giác "thèm", hơn nữa mỗi người sẽ "thèm" theo kiểu khác nhau, vì thế nên slogan chưa tập trung được vào loại sản phẩm "thanh long"
Với slogan "Thanh Long Tiến Dũng/Ngon hơn được ân "sũng"!" - Sau khi nghe câu trả lời từ team Phát La, Thầy Xoay hóa cảnh sát chính tả bắt lỗi. Để bao biện cho sai lầm này, Phát La đáp lại đây chính là chiến lược Marketing của nhóm mình giữ khách hàng lại 3 giây
Nhận xét sâu hơn về slogan, Thầy Xoay cho rằng "ân sủng" ở góc độ nào đó thì người được "ân sủng" vẫn ở thế dưới & được người khác ban ơn cho. Vì thế nên đó không phải cảm xúc "hưởng thụ" mà chính là đang đặt khách hàng vào thế yếu và họ không chủ động giành lấy cảm xúc khi sử dụng sản phẩm.
Sau khi nghe nhận xét về slogan "ân sủng", team Phát La đã quyết định đổi slogan thì nhận được cái kết đắng lòng từ vị trí Thầy Xoay: "Nước giải khát trời bạn thì nó chỉ là nước mưa thôi!"
Thầy Xoay nói vui slogan nếu muốn mang lại cảm giác ướt át và đúng theo từ "sũng" của team thì nên đổi thành "Thanh long Tiến Dũng/ Mát như bị ướt sũng"!
Sau khi nghe "hint" từ Thầy Xoay về đặc điểm "nhiều hạt" của thanh long, Phát La nhanh nhảu "phát minh" ra 1 slogan mang lại năng suất kinh tế cho khách hàng "Ăn 1 trái trồng cả vườn" . Kết thúc, Thầy Xoay nhắn nhủ rằng: Nếu chúng ta biết tập trung vào điểm yếu và biến nó thành điểm mạnh thì lúc ấy sản phẩm sẽ trở thành mạnh toàn diện và slogan cuối cùng của Phát La cũng không phải là tệ
"Sao nhập học" là chương trình thực tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Việt Nam do Trường Cao đẳng FPT Polytechnic thực hiện và được phát sóng vào 22:30 tối thứ 4 hàng tuần trên Kênh truyền hình HTV7 và phát vào sáng thứ 5 hàng tuần trên nền tảng FPT Play, MCV Media, VieON, Yeah1 và Youtube, Facebook chính thức của FPT Polytechnic.
Hãy theo dõi và cùng cập nhật thông tin về Sao Nhập Học nhé!