"Tuyển tập" những lệnh cấm trái khoáy nhất Kpop

Tig luvs B-girl, Theo 09:01 22/04/2010

Từ cuối năm 2008, các ca khúc Kpop bỗng dưng được đặc biệt “quan tâm”.<img src='/Images/EmoticonOng/11.png'><img src='/Images/EmoticonOng/11.png'><img src='/Images/EmoticonOng/11.png'>

Kpop đóng một vai trò rất rất rất… to lớn đối với Hàn Quốc, có thể nói là bộ mặt của xứ Kim chi, nhưng cũng có lẽ chính vì vậy mà các sản phẩm Kpop bị săm mơ soi cực kỹ. Hai tổ chức đặc biệt quan tâm đến Kpop là Tổ chức bảo vệ thanh thiếu niên Hàn Quốc và một trong ba nhà đài lớn nhất – KBS. Kể từ năm 2008 đến nay, hai “ông lớn” này đã liên tục khiến các nghệ sĩ Kpop phải vất vả ngược xuôi chỉnh sửa hết lyric tới MV vì “không phù hợp”. Mà những lý do được đưa ra thì nhiều khi có nằm mơ, các công ty quản lý và gà nhà cũng chẳng thể ngờ đến.



Rain và DBSK phải mở hàng bất đắc dĩ cho những lệnh cấm vô lý này

Kpop từ trước thời điểm 2008 vẫn sử dụng tự do các ca từ tiếng Anh trong phần lớn ca khúc, tuy nhiên cho đến vài tháng cuối năm, RainDBSK, hai tên tuổi cực lớn vừa trở lại, bỗng “được” mở hàng cho hàng loạt những lệnh cấm vô lý. Lyric “Rainism” “Mirotic” được các tổ chức này “suy luận” là đề cập bóng gió đến sex, và mặc dù cả hai ca khúc đều đã qua kiểm duyệt mới được phát hành nhưng lệnh cấm vẫn cứ thế mà “chém”! SM mặc dù tức tối lôi sự việc ra tòa nhưng kết quả vẫn phải đổi lyric “under my skin” thành “under my sky”.

Seung Ri vừa debut solo đã bị KBS cho “dính chưởng”

Sang đầu năm 2009, trong khi Kpop fan vẫn còn chưa hết “cú” vụ cấm vô lý RainDBSK thì tiếp tục “bé” Ri nhà Big Bang bị cấm. Lý do vẫn là vì lyric không phù hợp. Trong solo single đầu tay “Strong Baby”, lyric do G-Dragon sáng tác có sử dụng từ “crack” và ngay lập tức khiến KBS liên tưởng đến ma túy, cocaine. Để êm xuôi, YG buộc phải chuyển “crack” thành… “clap”.

Sau “bé” Ri, đến lượt “bé” AJOO bị các đàn anh KBS cấm cửa can tội “lăng xê lối sống xa hoa, bị vật chất chi phối cho giới trẻ”

Vừa cấm “bé” Ri xong, KBS nhảy sang cấm tiếp “bé” AJOO khi “bé” này vừa trở lại sau cả năm ẩn dật. Single “Wealthy 2nd Generation” của AJOO có đoạn “Em muốn gì? Em cần gì? Em có gì? Chỉ là chuyện nhỏ đối với anh” bị kết tội là lăng xê lối sống xa hoa, bị vật chất chi phối. KBS cho biết nếu ca khúc này được phát sóng sẽ làm ảnh hưởng đến tư tưởng, suy nghĩ của giới trẻ Hàn Quốc. Công ty quản lý của ngôi sao 18 tuổi chỉ còn nước bó tay, không biết chỉnh sửa thế nào.

Solo album của G-Dragon sau khi tẩu tán 200.000 bản chính thức bị dán mác 19+

Các lệnh cấm vẫn được “ban phát” miễn phí trong năm 2009, tuy nhiên nổi bật phải kể đến đầu tháng 11 khi solo album “Heartbreaker” của G-Dragon bị sờ gáy. Hai ca khúc “She’s Gone”“Korean Dream” lần lượt bị “kết án” có lyric gợi ý về việc sử dụng ma túy và lăng xê quảng bá “giấc mơ”… không phù hợp về Hàn Quốc. Trong khi đó, ca khúc “Breathe” với lyric “You and me hardcore, baby. Let’s do it some more. I can’t breathe…” lại vô tình được bỏ qua. Kết quả: solo album “Heartbreaker” của G-Dragon sau khi tẩu tán gần 200.000 bản đã chính thức được dán mác 19+.

Ca khúc diễn tả tâm trạng không nói nên lời trong tình yêu của K.Will bị KBS kết án “xúc phạm người khuyết tật”

Vài ngày sau việc dán mác 19+ đối với album của G-Dragon, “anh sinh đôi của Dae Sung” - K.Will trở thành nạn nhân tiếp theo của những lệnh cấm. Ca khúc “Hypnosis” anh hợp tác cùng Outsider có đoạn “speechless mute, paranoid bigot, that I may be but if its you I promise to love forever” diễn tả tâm trạng không nói nên lời của một người khi đứng trước tình yêu. Tuy nhiên theo nhà đài KBS, câu này mang ý nghĩa xúc phạm người khuyết tật, không thể cho lên sóng!



Hai tuần đầu tháng 4, lý do cấm của KBS được nâng cấp lên một “tầng cao mới” và áp dụng đầu tiên với Rain cùng Lee Hyori

Năm 2010, các lý do cấm được lên một “tầng cao mới”, khiến Kpop fan được dịp bức xúc gấp bội. Chỉ trong hai tuần đầu tháng 4, liên tiếp hàng loạt lệnh cấm đã được KBS ban hành đối với MV mới của Rain, Yoo Seung Chan, PSYLee Hyori vì một lý do chung: vi phạm luật giao thông. Việc nghệ sĩ quay MV trên đường là chuyện thường ngày ở huyện, không riêng gì Kpop, thế nhưng KBS bỗng dưng dở chứng, kết luận rằng việc MV có các cảnh nghệ sĩ đi/chạy/nhảy giữa đường, trước mũi ô tô (đang dừng) hay ngồi ô tô mà không thắt dây an toàn đều là vi phạm luật giao thông, không thể cho phát sóng.

Trong tương lai, Kpop fan còn được “giải trí” bằng những lệnh cấm “hay ho” đến mức nào?

Các fan đang tò mò không biết trong tương lai sẽ còn “được” choáng tới mức độ nào trước những lý do “cấm cửa” trong Kpop.