Khủng hoảng lạm phát lan sang cả "áo ngực" phụ nữ: Chị em chỉ biết khóc ròng, mua loại có gọng hay không gọng cũng phải đắn đo suy tính

TRANG THÁI, Theo Pháp luật & Bạn đọc 10:16 27/04/2022

Lạm phát nay đã lan đến cả thị trường đồ lót với giá áo ngực tăng gấp 1,5 lần so với trước.

Natalia Underwire Bra là sản phẩm thường được bán với giá 68 đô la (tương đương 1,5 triệu đồng) tại các trung tâm thương mại và cửa hàng chuyên bán đồ lót kể từ khi ra mắt vào năm 2016. Thế nhưng, công ty sản xuất là Journelle, năm nay đã tăng giá sản phẩm này lên 98 đô la (tương đương 2,2 triệu đồng), khiến một số cửa hàng bán lẻ phải tạm ngừng bán.

Khủng hoảng lạm phát lan sang áo lót phụ nữ

"Họ biết rằng họ sẽ không thể bán nó với giá cao hơn", Guido Campello - người sở hữu và điều hành Journelle cho biết. Ông chia sẻ rằng giá bán bắt buộc phải tăng lên để bù đắp cho các khoản chi phí gia tăng, con số hiện nay được cho là đã tăng gấp đôi kể từ năm 2019.

Đây là quyết định không thể tránh khỏi từ các công ty khi họ đang phải đối mặt với một loạt những vấn đề phức tạp, cụ thể là áp lực lạm phát tăng cao. Trong đó, sản phẩm áo ngực Natalia là một trường hợp chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhà sản xuất đang căng thẳng cực độ với tình trạng chi phí gia tăng lan rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khủng hoảng lạm phát đã ở ngưỡng cao nhất trong 4 thập kỷ ở Mỹ vào tháng 3 vừa qua, một số nhà kinh tế cho biết đang có dấu hiệu cho thấy mức tăng sẽ đạt đỉnh. Tuy nhiên, một khi tình trạng tăng giá ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thì sẽ khó có thể đảo ngược. Ông Campello nói: "Chúng tôi nghĩ rằng nhiều đợt tăng giá sẽ giữ nguyên trong thời gian dài".

Khủng hoảng lạm phát lan sang cả áo ngực phụ nữ: Chị em chỉ biết khóc ròng, mua loại có gọng hay không gọng cũng phải đắn đo suy tính - Ảnh 1.

Giá áo lót đã tăng cao vì ảnh hưởng của lạm phát

Một số thương hiệu nội y đã hưởng lợi nhuận từ việc chuyển đổi sang các loại áo lót thoải mái hơn trong thời kỳ đại dịch.

Sharon Leighton, chủ tịch của PVH Corp. - tập đoàn đồ lót bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng như Calvin Klein, Warner's và True & Co., cho biết:

"Mỗi ngày, hàng triệu thủy thủ, tài xế xe tải, ngư nhân, nhân viên kho hàng và tài xế giữ hàng hóa chất chồng di chuyển vào các cửa hàng và nhà riêng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự tiện lợi. Nhưng sự dịch chuyển phức tạp đang xảy ra ảnh hưởng đến nền nền kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với tưởng tượng".

Các nhà sản xuất áo lót cho biết, khi ngày càng có nhiều phụ nữ rời khỏi nhà để đi làm và tham gia vào các sự kiện xã hội thì họ cũng bắt đầu chú ý đến những kiểu áo có kiểu dáng phong phú hơn.

Đó là một lý do khiến Lively tăng giá áo lót của hãng từ 35 đô la lên 45 đô la (khoảng 1 triệu đồng) vào mùa thu năm 2021, lần tăng giá đầu tiên kể từ khi hãng thành lập vào năm 2016.

Công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Wacoal International Corp. ngược lại bán tất cả sản phẩm áo ngực đồng giá. Michelle Cordeiro Grant, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty nhận định điều đó khiến "việc quản lý chi phí trong tình hình hiện nay càng trở nên khó khăn hơn".

Victoria's Secret & Co. cho biết việc tiêu tốn 110 triệu đô la chi phí chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của hãng trong thời gian nghỉ lễ. Chuỗi cửa hàng này đã tăng giá một số mặt hàng như áo ngực Wear Everywhere từ 52 đô la lên 54 đô la 2 chiếc (tương đương 1,2 triệu đồng).

Martin Waters, giám đốc điều hành của Victoria's Secret, chia sẻ với các nhà phân tích vào tháng 3: "Thực tế là cả thế giới đang phải đối mặt với những áp lực giống nhau khi xảy ra lạm phát từ nguyên liệu thô, con người đến vận chuyển hàng hóa".

Tất cả thành phần làm nên áo lót đều tăng giá

Chi phí tăng vọt một phần cũng do thị trường áo ngực đang dần vực dậy từ sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch khi nhiều phụ nữ không còn cần mặc áo lót khi ở nhà. Doanh số bán áo ngực đạt tổng cộng 10,2 tỷ đô la vào năm 2021, tăng 36% so với năm 2020 và cao hơn 24% so với năm 2019 (theo công ty nghiên cứu thị trường NPD Group).

Giá trung bình cho một chiếc áo ngực có gọng hiện nay là 17 đô la (khoảng 390.000VNĐ), tăng 13% so với năm 2020. Mức tăng này nhìn chung tương tự như ở các loại trang phục của phụ nữ khác. Thế nhưng, so với các mặt hàng tiêu dùng thường xuyên như thực phẩm hay xăng dầu thì việc giá áo lót tăng sẽ ít khiến người mua hàng chú ý đến hơn.

Marcia Hunt, một nhà tư vấn tiếp thị 52 tuổi, gần đây đã mua ba chiếc áo ngực với giá khoảng 45 đô la (hơn 1 triệu đồng) một chiếc chia sẻ: "Tôi sẽ trả bất cứ giá nào để có được sự thoải mái".

Khủng hoảng lạm phát lan sang cả áo ngực phụ nữ: Chị em chỉ biết khóc ròng, mua loại có gọng hay không gọng cũng phải đắn đo suy tính - Ảnh 2.

Các thành phần làm nên chiếc áo lót đều tăng giá

Vì tâm lý đó nên Journelle không lo sợ về sự sụt giảm quá lớn trong doanh thu của Natalia trên trang web của hãng. Thậm chí, 4 cửa hàng ở Manhattan, Chicago và các nhà bán lẻ khác vẫn sẽ tiếp tục bày bán sản phẩm này khi đợt tăng giá có hiệu lực vào ngày 1/6 tới.

Ông Campello, người có cha mẹ thành lập nên thương hiệu đồ lót Cosabella, cho biết ông không muốn hy sinh chất lượng của sản phẩm Natalia. Mặc dù chỉ bao gồm 16 nguyên liệu và không có cúp ngực nhưng nó được làm gần như hoàn toàn bằng chất liệu ren. Bằng cách đó, ông đã giải quyết được các chi phí gia tăng.

Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao cũng đóng một vai trò lớn gây ra tình trạng này. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine đang khiến các nước châu Âu (nơi cung cấp nguyên liệu và sản xuất cho Journelle) phải cố gắng để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào dầu mỏ của Nga.

Ông Campello cho biết chi phí năng lượng cho nhà cung cấp ren tại Ý của Journelle đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2019. Điều này đã khiến một số khoản của Journelle phải tăng theo như việc công ty đang trả nhiều hơn 40% cho vải ren so với ba năm trước. Phần viền co giãn cũng đắt hơn 40% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, chi phí để nhuộm vải cũng đã tăng gấp bốn lần kể từ tháng 1/2020, phần lớn vì đây là một quá trình phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng khi cần đun nóng nước ở nhiệt độ ổn định để tạo màu. Việc một số nhà sản xuất thuốc nhuộm ở Ý đang phải đóng cửa vì chi phí quá lớn cũng gây cản trở đến quá trình sản xuất.

Dây gọng để hỗ trợ nâng đỡ trong áo ngực hiện cũng đắt hơn 20% so với hồi đầu năm 2020. Các phần cứng khác bao gồm móc, mắc gài đằng sau và dây đai đều đã tăng 25% trong khoảng thời gian đó. Hàng hóa bằng giấy như hộp đựng và túi mua sắm là một khó khăn khác.

Khủng hoảng lạm phát khiến mọi người... sống chung với lũ

"Không ai đưa ra mức giá cuối cùng đối với mặt hàng này cho đến ngày họ xuất xưởng", ông Campello nói và cho biết thêm rằng cứ sau ba tháng, giá cả lại tăng khoảng 30% đến mức các nguồn hàng tại Peru của Journelle đã phải vận chuyển bông trong bao tải bằng vải bố vì thiếu hộp trầm trọng. Những chi phí đó thường dao động thay đổi trong quá trình sản xuất và cũng là thành tố dẫn đến việc tăng giá của Natalia.

Để bù đắp cho những vấn đề phát sinh, Journelle quyết định thay đổi cách thức kinh doanh của hãng. Vào tháng 1, công ty này đã không còn lấy nguyên vật liệu từ châu Á mà chủ yếu tập trung nguồn cung từ châu Âu. Các nhà máy tại Tunisia cung cấp cúp áo còn vòng, gọng và dây kim loại thì có xuất xứ từ Ý.

Mặc dù sản xuất ở châu Âu đắt hơn ở châu Á, nhưng Journelle đang tiết kiệm tiền bằng cách giảm chi phí vận chuyển, thứ đang tăng vọt mỗi ngày. Ông Campello cho biết, chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cho một cặp khuôn cúp ngực đến châu Âu từ châu Á đã tăng gấp 7 đến 8 lần so với năm 2019.

"Khả năng kiểm soát chi phí năng lượng nhiều hơn so với chi phí vận chuyển. Chúng tôi nghĩ rằng chi phí vận chuyển sẽ là thứ khó kiểm soát nhất trong tương lai tới", Campello nhận định.

Nguồn: Elite News