Bức ảnh hiếm có khó tìm này được chụp vào mùng 1 tháng 2 bởi vệ tinh nghiên cứu năng lượng Mặt Trời của Nhật. Tàu vũ trụ 5 tuổi này đã chụp được một bức ảnh cực độc của Mặt Trời trong siêu cực tím (EUV) và bước sóng X-quang, và đặc biệt là trong môi trường chứa hàng triệu plasma năng lượng Mặt Trời.
Bức ảnh hiếm có về các lỗ đen trên Mặt Trời
Càng ngày, bầu không khí xung quanh
Mặt Trời càng nóng hơn. Điều này giống với việc không khí xung quanh chiếc đèn nóng hơn chính nó vậy. Tuy nhiên cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bí ẩn trong sự nóng lên của bầu không khí quanh
Mặt Trời.
Trong tấm hình thứ nhất, tàu vũ trụ đã chụp được những quầng mặt trời ở bước sóng X-quang, do đó các plasma nóng nhất mới có thể nhìn thấy, còn các plasma lạnh sẽ có màu đen như trong ảnh. Bề mặt
Mặt Trời là sự xoắn lại của các đường từ trường được gọi là vòng hào quang. Năng lượng Mặt Trời vị giữ lại trong vòng hào quang rồi chuyển động nhanh hơn, dẫn đến làm tăng nhiệt độ và kéo trở lại bề mặt
Mặt Trời. Sau đó nó sẽ gây ra hiện tượng “hào quang mưa”.
Ở những khu vực rộng lớn xảy ra hiện tượng hào quang mưa được gọi là “vùng hoạt động”. Có một vài vùng này đã được NASA xác định, ví dụ như trong bức ảnh trên, được gọi là vết đen Mặt Trời nằm ở phía trái trung tâm quả cầu lửa. Nhưng như vậy những vết đen khổng lồ và các khu vực plasma nóng có khác gì nhau không? Cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng chuyện này.
Thực ra Mặt Trời đã xuất hiện đến 2 lỗ đen trên bề mặt
Trong các vùng hoạt động, khi các đường từ trường được mở ra, plasma sẽ bị thổi bay vào không gian. Theo các nhà khoa học, chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng này. Bởi nó ảnh hưởng đến việc nóng lên của bầu không khí xung quanh Mặt Trời, và thời tiết trong không gian. Nếu tìm hiểu được cặn kẽ nguyên nhân của nó, chúng ta có thể phần nào tìm hiểu thêm và dự báo được về các cơn bão Mặt Trời sắp có khả năng xảy ra trong tương lai.