Tìm thấy bộ phận cơ thể giả đầu tiên trên thế giới

Pit, Theo 11:41 16/02/2011

Đó chính là 2 ngón chân giả có xuất xứ từ Ai Cập. <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

2 chiếc ngón chân cái giả được gắn trên bàn chân của 2 xác ướp Ai Cập cổ đại đã được công nhận là thứ đồ giả có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Càng đặc biệt hơn khi các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chủ nhân của chúng đã sử dụng ngón chân giả để đi lại thật sự chứ không đơn thuần là một món đồ mang tính nghi thức dành cho người chết giống như những phong tục truyền thống của người Ai Cập cổ đại.
 
 
2 ngón chân giả đều có xuất xứ từ Ai Cập nhưng hiện tại chúng được lưu giữ tại 2 viện bảo tàng khác nhau. Một tại viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo và chiếc còn lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh.
 
Về mặt chất liệu thì 2 thứ đồ giả trên rất khác nhau: chiếc ngón chân giả tại viện bảo tàng Ai Cập có thiết kế gồm 3 phần và được làm từ gỗ và da. Trong khi chiếc ngón chân Greville Chester tại bảo tàng Anh lại được chế tạo từ một hỗn hợp gồm vải lanh, keo và thạch cao, kết quả là một chất liệu rất chắc chắn và bền đẹp, bằng chứng là nó còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
 
Chiếc chân giả Roman Capula Leg
 
Cả 2 ngón chân đều xuất hiện trước năm 600 trước công nguyên và điều này có nghĩa tuổi đời của 2 ngón chân lớn hơn rất nhiều so với chiếc chân giả Roman Capula Leg, từng được cho là bộ phận giả xuất hiện sớm nhất trên thế giới của người La Mã cổ đại.
 
2 chiếc ngón chân giả được “test” thử nghiệm bởi những tình nguyện viên, những người không may mắn bị mất ngón chân cái. Họ được đeo vào “chỗ khuyết” những thiết bị được thiết kế y hệt 2 món cổ vật và kết quả chỉ có 2 từ: “hoàn hảo”. Họ có thể đi lại dễ dàng không khác gì được đeo vào chân những thiết bị hiện đại của ngày nay.
 
Để xác định 2 ngón chân giả trên có phải là bộ phận dùng để thay thế trên cơ thể người hay không, các nhà khoa học đã phải làm khá nhiều phân tích:
 
Chúng phải được làm từ vật liệu chịu lực, không bị nứt gãy khi đem ra sử dụng. Thiết kế của bộ phận giả phải gần nhất với bộ phận thật, tức là phù hợp với người đeo và ngón chân phải đồng đều với các ngón chân còn lại.
 
Khoang rỗng bên trong ngón chân phải được giữ sạch để tiện mang vào hoặc tháo ra và quan trọng nhất, ngón chân giả phải đảm bảo chức năng của nó là hỗ trợ đi lại.
 
Tiến sĩ Jacky Finch (trong đội nghiên cứu) cầm trên tay ngón chân gỗ (bên trái) và ngón chân hỗn hợp vải lanh và thạch cao (bên phải)
 
Ngón chân cái của con người phải chịu đến 40% sức nặng cơ thể khi đi lại và vì vậy, yếu tố chịu lực của bộ phận giả luôn là chủ đề được đem ra tranh cãi. Tình nguyện viên không những phải đeo ngón chân giả mô phỏng mà còn phải mang một đôi giày sandal theo kiểu Ai Cập cổ để có được kết quả chính xác nhất.