Sửng sốt ngắm nghía "hồn ma mặt nạ" ở châu Phi

Lê Giang, Theo Mask Online 00:01 27/03/2012

Ở một số ngôi làng, việc đeo mặt nạ là để thể hiện đẳng cấp và vị trí xã hội.

Cho đến tận ngày nay, tục lệ hóa trang bằng mặt nạ vẫn còn rất phổ biến tại nhiều vùng ở khu vực châu Phi. Trong suốt 20 năm, nhiếp ảnh gia Phyllis Galembo đã tìm đến các ngôi làng hẻo lánh - nơi có tập tục giả trang để chụp ảnh và tìm hiểu thêm về phong tục của họ. Ở đây, những người đàn ông, đàn bà đeo mặt nạ cùng trang phục mang tính biểu tượng nhằm thể hiện đẳng cấp và vị trí xã hội của họ. 

Người đàn ông này là thành viên của bộ tộc Ekpo - bộ tộc được mệnh danh là “hồn ma mặt nạ”, thuộc nhóm các dân tộc thiểu số địa phương. Người Ekpo luôn phân định các thành viên bộ tộc theo thứ tự nhất định, sử dụng mặt nạ và thuật hóa trang để phân cấp.


Trong những ngày lễ hội, các nhóm bộ tộc sẽ diễu hành trên đường, mặc rất nhiều trang phục hóa trang và nhảy múa. Hóa trang kiểu "quỷ sứ" thường có hình tượng một con vật trên đầu, làm từ gỗ hoặc đầu của một loài thú hoang dã. 


Ba cậu bé với cơ thể được tô vẽ rực rỡ bởi hai gam màu xanh lá cây và đỏ. Nhiều người sử dụng cả sơn xây dựng để tô vẽ đủ màu sắc lên da. Ở đây, người đứng đầu bộ tộc sẽ lấy cảm hứng từ những giấc mơ của mình và thể hiện chúng bằng các màu sắc trên cơ thể.


Ở bộ tộc Gen, hóa trang thường phản ánh thực tế chính trị và văn hóa bản xứ. Ví dụ như kiểu hóa trang sơn đen từ đầu-tới-chân của cậu bé này để nói lên sự hài hước của màu da. 


Những con quỷ với gương mặt hung tợn ở Sierra Leone chính là do những người bản xứ hóa trang thành.


Hóa trang bằng cỏ là chủ đề của bức ảnh này. Bức hình chụp một người hóa trang ở làng Yegueresso, Burkina Faso, Tây Phi. Người bản xứ thường dùng các vật liệu tự nhiên như cỏ, lá, sợi vải và sợi cọ để làm nên bộ đồ hóa trang trong các nghi thức truyền thống.


Tại Burkina Faso, nhiều người thường hóa trang thành các vị thần hay con vật để ăn mừng mùa xuân, sự trù phú, thịnh vượng của quá trình sản xuất nông nghiệp.


Trẻ con và thanh thiếu niên cộng đồng Hồi giáo tại Nigeria thường hóa trang thành những con vật hoang dã trong suốt tháng chay Ramadan.


Ở Jacmel, những người hóa trang thường di chuyển thành từng đoàn. Nhiều trang phục hóa trang được sử dụng để gợi nhớ lại những cuộc trốn chạy huyền thoại khỏi chế độ nô lệ trong lịch sử. 


Một số bộ tộc thường kết hợp nhiều hình tượng khác nhau khi hóa trang. Đồ hóa trang cũng phân biệt theo giới tính, với các nhân vật nữ thường mang theo những con búp bê hình em bé sơ sinh.


Trang phục hóa trang dành cho lễ hội nhảy múa tại các bản làng riêng lẻ cũng rất khác nhau. Nhiều bộ tộc mặc đồ đan sặc sỡ và có họa tiết màu mè, biểu tượng cho các thế lực siêu nhiên.


Đây là kiểu hóa trang nhằm tôn vinh các nữ thần, tổ tiên của phái nữ và tất cả những phụ nữ còn sống hay đã khuất. 


Trong buổi lễ hóa trang của phụ nữ mang tên Agot, những người hóa trang phải che giấu khuôn mặt và cơ thể của mình bằng vải và đội chiếc mũ được trang trí tỉ mỉ để phân biệt nam nữ.  


Các bé trai từ 7 - 13 tuổi được chọn để tham gia các nghi thức khởi đầu truyền thống có tên gọi là Mukanda.


Trẻ em sử dụng những thứ có sẵn để làm thành mặt nạ hóa trang mang hình dáng, phong cách riêng của mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày