Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp

SHMN, Theo Mask Online 00:01 11/03/2013

Sàn nhà mục nát, đồ nội thất gỉ sét, các loại thuốc nằm rải rác khắp phòng, nhiều ngôi mộ đào dang dở... là những gì mà bạn sẽ bắt gặp khi bước vào đây.

Ngày nay, bệnh phong (hủi) đã có thuốc đặc trị hiệu quả và có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng cách đây vài thế kỷ, bệnh phong bị coi là một chứng bệnh nguy hiểm, ghê gớm nhất và từng được gọi là một trong "tứ chứng nan y". 

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 1
Khung cảnh u ám của trại phong bị bỏ hoang ở Chios, Hy Lạp.

Những người nhiễm phải bệnh này da thịt thường lở loét, nặng hơn là rụng các đốt ngón tay, chân. Bệnh nhân phong sẽ bị cách ly trong các khu nhà riêng biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Và dưới đây chính là khung cảnh của trại phong bị bỏ hoang ở Chios, Hy Lạp.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 2

Được thành lập từ thế kỷ XIV, đây được coi là trại phong đầu tiên ở Hy Lạp. Sau khi bị đóng cửa vào năm 1957, thời gian đã khiến nơi đây trở thành đống đổ nát.

Dấu vết còn sót lại do hành vi phá hoại của những bệnh nhân làm cho ai đến thăm thú nơi đây như đang phiêu lưu trong một bộ phim kinh dị.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 3

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 4

Cửa ra vào, sàn nhà mục nát, đồ nội thất gỉ sét, các loại thuốc nằm rải rác khắp phòng, những ngôi mộ đang đào dở… càng khiến không khí nơi trại phong thêm u ám, nhiều người cảm tưởng như, linh hồn của người đã khuất vẫn quanh quẩn đâu đây.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 5

Bệnh phong xuất hiện từ thời Trung cổ, đặc biệt là ở Ấn Độ và châu Âu. Sự xuất hiện và gia tăng của căn bệnh này lúc đầu bị đổ lỗi là do các tù nhân và người nhập cư châu Á lây bệnh. Một số người khác cho rằng, căn bệnh này là kết quả của việc ăn cá mặn trong thời kỳ Kitô giáo ăn chay.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 6

Do những biểu hiện đáng sợ của bệnh nhân phong (da lở loét, rụng mi mắt…), vào thời kỳ đó, họ bị xa lánh, bắt cách ly khỏi xã hội và buộc phải sống ở khu biệt lập như núi hay hoang đảo.

Tuy nhiên, việc bị cách ly đôi khi không phải là tồi tệ với họ. Tại đây, những người bị phong có thể giao tiếp bình thường với nhau mà không bị ảnh hưởng bởi thành kiến của người khác. Một số nơi còn có đồng tiền riêng để giảm thiểu sự liên kết với thế giới bên ngoài.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 7
Cửa ra vào, sàn nhà mục nát, đồ nội thất gỉ sét...

Một sự thật khác là trong thời điểm bấy giờ, không phải tất cả những người bị đưa vào trại đều mắc bệnh phong. Do trình độ y học thấp và thành kiến của nhiều người, đôi khi những người mắc chứng nấm da, vẩy nến cũng bị hiểu nhầm và cho cách ly như người bị phong thật sự.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 8

Bất kể dù mắc bệnh hay không, tất cả họ đều phải đối mặt với sự kỳ thị, đó được coi là một sự trừng phạt từ Chúa Trời. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được một số giáo sĩ tốt bụng tới chăm sóc những người bị phong. Hơn thế, thậm chí họ còn mở ra nhà thờ thánh bảo trợ cho người mắc bệnh phong.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 9
... tất cả mọi vật dụng nơi đây đều thấm đượm một màu u ám...

Năm 1822, trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Hy Lạp chống lại đế chế Ottoman, toàn bộ người dân trên đảo, cả phụ nữ, trẻ em Chios đã bị người Ottoman tàn sát. Sau vụ thảm sát đó, toàn bộ đảo Chios và cả khu trại của bệnh nhân phong bị bỏ hoang.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 10

Năm 1832, Hy Lạp giành được độc lập và bắt đầu xây dựng lại Chios. Nhưng một vụ động đất diễn ra vào năm 1881 đã chôn vùi mọi nỗ lực của chính phủ nước này.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 11

Một thế kỷ sau đó, Chios và trại phong mới được xây dựng lại và hiện đại hơn ngày trước. Khu phức hợp có hệ thống ống nước, thoát nước và được thiết kế để chịu được động đất trong tương lai.

Đời sống của bệnh nhân nơi đây cũng được cải thiện khi mở thêm phòng giặt, đài phun nước, văn phòng chính quyền, nhà hàng và cả nhà thờ. Vào thời điểm đó, cơ sở cung cấp chỗ ở được cho 250 cư dân.

Rợn người bước vào trại hủi bỏ hoang ở Hy Lạp 12

Tuy nhiên, vào năm 1957, trại bị đóng cửa. Ngày nay, nơi đây chỉ còn là một di tích hoang vu đổ nát. Tuy nhiên, Chios được coi như là một di tích lịch sử bởi nó là trại phong đầu tiên ở Hy Lạp. Đây cũng chính là mô hình đầu tiên, giúp phát triển những trại phong khác trên toàn thế giới.


Bạn có thể xem thêm: