"Phát lộ" khỉ râu quai nón, hành tinh kim cương đẹp mê mẩn

Hồng Phượng, Theo 00:01 27/08/2011

Và cùng chúng tớ ngắm cận cảnh những loài sinh vật ở đỉnh núi Gorringe dưới đáy biển Bồ Đào Nha bạn nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Tìm ra loài khỉ râu quai nón đuôi đỏ


Sâu thẳm trong khu vực Mato Grosso của khu rừng Amazon (thuộc địa phận Brazil), các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài khỉ mới có hình dạng vô cùng đặc biệt: chú khỉ với bộ râu quai nón và chiếc đuôi đỏ rực như ngọn lửa. Giống khỉ trên được cho là thuộc họ khỉ Titi với khuôn mặt nhiều lông đặc trưng.



Sự xuất hiện loài khỉ mới một lần nữa nói lên tầm quan trọng của việc bảo tồn quần thể sinh học vùng. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, khu vực nơi phát hiện ra chú khỉ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn phá rừng và xung đột đất đai.


Cũng trong tuần này, một báo cáo cho biết có khoảng 8,7 triệu loài sinh vật đang có mặt trên Trái đất nhưng có đến 90% trong số chúng chưa được tìm ra. Hầu hết đều là các sinh vật sống trên mặt đất là côn trùng. Song việc phát hiện giống khỉ râu quai nón đuôi đỏ thuộc họ Titi cho thấy tầm hiểu biết hạn chế của con người về hệ sinh thái trên hành tinh. Bản báo cáo cũng chỉ ra các hoạt động của con người (hủy hoại môi trường sống tự nhiên) sẽ khiến khoảng 10.000 loài động vật biến mất hoàn toàn mỗi năm.

Phát hiện hành tinh kim cương


Mới đây, các nhà thiên văn học tin rằng họ đã tìm ra hành tinh được hình thành từ kim cương. Phối hợp cùng nhóm khoa học thuộc trường Đại học Manchester, giả định cho rằng một ngôi sao lớn thuộc dải ngân hà đã biến đổi thành tiểu hành tinh mà thành phần của nó là loại đá xa xỉ bậc nhất thế giới - kim cương.

Hình ảnh mô tả hành tinh kim cương vừa được phát hiện ra.

Thoạt đầu, đội nghiên cứu phát hiện ra một ngôi sao lạ thường, hay còn được gọi là ẩn tinh (Pulsar). Họ tiếp tục theo dõi ẩn tinh này thông qua kính viễn vọng tại đài quan sát Cheshire, Anh. Với sự trợ giúp của nhiều thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã biết được ẩn tinh phát ra chùm sóng vô tuyến, bán kính rơi vào khoảng 10km.



Nhờ những chùm sóng vô tuyến này mà đội nghiên cứu kết luận rằng “hành tinh kim cương” này là phần còn lại từ một ngôi sao khổng lồ, với lõi được tạo thành từ một đoạn carbon kết tinh dài khoảng 40.000 dặm (khoảng 64.373,76 km).


Có lẽ khi đọc đến đây, teen đang mơ mộng rằng ước gì mình có thể "bứng" được một ít bé tí tẹo từ hành tinh "đắt giá" này để mang về Trái Đất bán, phải không?

Cùng xem video để hiểu thêm về hành tinh kim cương lung linh lấp lánh này nào!


 

Chùm ảnh sinh vật biển lung linh "leo núi" dưới đáy biển Bồ Đào Nha


Không phải chỉ có đất liền mới có núi thôi đâu, các bạn nhé! Tại vùng biển Bồ Đào Nha (thuộc Đại Tây Dương), tổ chức bảo vệ đại dương quốc tế Oceana đã thám hiểm đỉnh núi Gorringe nằm dưới đáy biển. Núi Gorringe được phát hiện vào năm 1875 nhờ một thiết bị dò độ sâu bằng âm thanh, tiến hành bởi thành viên tàu chiến hạm Hoa Kì USS Gettysburg.

Tại nơi đây, hơn 100 loài sinh vật biển đã được tìm ra, và bộ ảnh dưới sẽ đem đến cho chúng mình "cận cảnh" cuộc sống của những loài sinh vật "leo núi" dưới đáy biển.
 
Loài cá đuối hoa đang “đi dạo” trên “cánh đồng” tảo biển, hình ảnh được ghi lại tại núi Gorringe, cách mũi San Vincente 250km về phía Tây Nam. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, núi Gorringe hiện đang là quần thể sinh học đại dương lớn, thu hút nhiều loại đặc hữu của Đại Tây Dương lẫn Địa Trung Hải.

Hình ảnh về loài cá cầu vồng đang nhởn nhơ cạnh tảo Laminaria, trên một tảng đá dưới lòng biển. Nhờ phương pháp đặc biệt, các nhà khoa học cho rằng ngọn Gorringe cao tối thiểu là 1.000m, bao gồm rất nhiều đặc tính vật lý và hóa học khác nhau. Những ngọn núi như Gorringe chỉ hình thành ở những nơi đáy biển sâu hơn 1.000m.

Tiếp tục là hình ảnh về loài cá cầu vồng thuộc giống Thalassoma xinh đẹp. Ước tính, toàn thế giới có trên 100.000 ngọn núi dưới lòng biển nhưng chỉ 30.000 ngọn được nhân loại biết tới. Trong đó, 1.000 được phát hiện tại Đại Tây Dương.

Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học bắt đầu chú ý hơn tới quần thể sinh học dưới lòng đại dương, xung quanh các ngọn núi. Nhưng thực tế, con số được lấy mẫu và nghiên cứu là vô cùng nhỏ.

Các ngọn núi dưới biển thường được bao phủ bởi một lớp tảo trên đỉnh rồi sau đó là san hô kéo dài theo hai bên sườn. Sự xuất hiện các loài đặc hữu cũng như mức độ dày đặc các loài sinh sống ở đây khiến Gorringe trở thành một trong những núi đặc biệt nhất vùng Đại Tây Dương.


Giống thực vật chân ngỗng có tên Corynatis sống thành từng nhóm, tạo cảm giác như một bức tường được trang trí màu sắc.


Loài cá nhám dẹp có hình thù vô cùng kì dị.


Thêm một loài trong họ cá đuối hoa – Torpedo – được phát hiện tại khu vực có nhiều san hô.

Xuyên suốt cuộc hành trình của mình, đội ngũ chuyên gia đã phát hiện được quần thể san hô sừng đỏ Paramuricea. Bức ảnh này được ghi lại tại độ sâu 600m.


Tảo biển sống ôn hòa với san hô.

Mọi ý kiến đóng góp, bài cộng tác cho Bản tin Teeniscover ngày một hoàn thiện hơn, xin gửi về email teeniscover@kenh14.vn.