Những phản ứng tâm lý trái khoáy của con người

Sơn Hải, Theo Mask Online 12:10 12/09/2012

Bộ não của con người thật kì diệu và có rất nhiều những hiện tượng tâm lý thú vị từ não mà chúng ta còn chưa biết …

1. Căng thẳng gây thèm ăn

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Các chuyên gia tin rằng, thèm ăn có rất nhiều lý do tác động. Một trong các yếu tố đó là sự căng thẳng và không thoải mái… GS Andrew Hill - Trưởng đơn vị Học thuật về Tâm thần học và Khoa học hành vi tại ĐH Leeds cho biết, “Điều quan trọng cần nhớ là thèm thực phẩm nào đó không chỉ đơn giản là đói”.

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

TS tâm lý Leigh Gibson, ĐH Roehampton cho biết: “Những người đang đói ngấu sẽ ăn bất cứ thứ gì, dù là thực phẩm họ không thích chỉ để tồn tại. Còn thèm ăn lại là một vấn đề khác, là cảm giác bao trùm muốn ăn 1 loại thực phẩm nhất định. Có một lượng hoạt chất trong não liên quan với điều này”.

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất hormone cortisol để đáp ứng với căng thẳng xuất hiện. Nó ngăn sự xuất hiện của leptin và insulin, làm gia tăng cảm giác đói. Đây là lý do tại sao các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chúng ta stress, chúng ta thường sẽ bị các thực phẩm giàu năng lượng như bánh và kẹo “hút hồn”. 

2. Trì hoãn tạo nên... thành công

Năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng Walter Mischel đã đặt một cái bánh trước một nhóm trẻ em và cho chúng một sự lựa chọn: chúng có thể ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chúng có thể đợi cho đến khi ông đi công chuyện về và được thưởng thêm một cái bánh thứ hai. 

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Tuy nhiên, nếu chúng không thể đợi thì chúng chỉ được phép ăn một cái bánh. Không ngạc nhiên, khi ông rời khỏi phòng, nhiều đứa trẻ ăn cái bánh ngay lập tức. Một số trẻ khác đã kháng cự được việc ăn cái bánh đầu tiên đủ lâu để nhận được thêm cái bánh thứ hai. Mischel gọi những đứa trẻ đó là trẻ có sự trì hoãn cao.

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Điều thú vị là những trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng tốt thì học tập tốt hơn ở trường và ít có những vấn đề về hành vi hơn những trẻ chỉ có thể kháng cự ham muốn ăn bánh trong một vài phút - và có điểm trung bình SAT cao hơn 210 điểm. 

Khi trưởng thành, những trẻ này hoàn thành bậc đại học với tỷ lệ cao và có thu nhập cao hơn hơn những trẻ khác. Ngược lại, những trẻ khó khăn trong sự trì hoãn khi trưởng thành gặp vấn đề xã hội nhiều hơn.

3. Căng thẳng cũng có lợi

Nghe có vẻ bất ngờ và phi lý? Nhưng đây là điều hoàn toàn có căn cứ, stress không đáng sợ như bạn nghĩ. Dù bạn là ai đi nữa thì một chút căng thẳng, áp lực từ công việc hay từ các mối quan hệ không phải là điều quá tồi tệ, thậm chí còn có những tác dụng tích cực đến bất ngờ. 

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Nếu có dịp được hỏi một nhà văn hay một nghệ sĩ về quá trình sáng tạo nghệ thuật của họ, bạn sẽ được nghe rằng những tác phẩm xuất sắc nhất của họ thường là kết quả của khá nhiều căng thẳng, chênh vênh, khổ sở. 

Theo tiến sĩ, nhà tâm lý học Larina Kase thì “Stress thường đi cùng hoặc kéo theo những bước đột phá trong sáng tạo. Nếu tâm trí bạn hoàn toàn bình thường và thoải mái, bạn sẽ không có lý do để nhìn mọi thứ khác đi”.

nhung-phan-ung-tam-ly-trai-khoay-cua-con-nguoi

Tiến sĩ chuyên khoa tâm thần Mark Goulston tuyên bố, “Căng thẳng có thể có ích cho hệ miễn dịch” bởi cortisol (hay còn gọi là “hormone căng thẳng”) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, nhưng chỉ trong trường hợp cân bằng và vừa phải. 

Những đợt bùng nổ stress có thể giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và thậm chí là khỏe mạnh hơn, nhưng căng thẳng quá mức có thể dẫn đến quá tải cortisol, là nguyên nhân gây ra béo bụng. Và loại béo phì cục bộ này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và bệnh mạch máu não.


Bạn có thể xem thêm: