Những mẫu logo được đánh giá thông minh nhất (Phần 2)

Mèo Ú, Theo 10:00 24/02/2011

Có những logo bạn nhìn một lần sẽ không bao giờ quên. <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Những logo bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp các doanh nghiệp nổi bật hơn trên lĩnh vực kinh doanh của mình, thậm chí tên toàn thị trường.
 
Chính bởi lý do đó, logo được chú trọng rất nhiều trong việc thiết kế. Có rất nhiều phong cách khác nhau, nhưng thông dụng nhất và tạo nhiều ấn tượng nhất là việc sử dụng “khoảng trắng” (hay còn gọi là âm dương bản) để tạo điểm nhấn. Những logo làm theo phong cách âm dương bản thường có đặc điểm chung là đơn giản, nét đanh, không diêm dúa rườm rà. Người ta đánh giá cao phong cách này vì tính thông minh và khái quát do logo mang lại.
 
Hartford Whalers
 
 

Năm 1997, CLB khúc côn cầu trên băng, Hartford Whalers đã đổi tên thành Carolina Hurricanes nhưng logo của đội vẫn mãi tồn tại bởi lẽ nó được đánh giá rất cao từ thẩm mỹ cho tới ý nghĩa. Giữa chữ ‘W’ và hình tượng đuôi cá voi, tác giả Peter Good đã khéo léo dùng khoảng trắng để tạo nên chữ ‘H’, một cách sáng tạo hết sức thông minh.

Yoga Australia
 
 
Khoảng trắng giữa tay và chân của người phụ nữ trên chính là nước Úc
 
Với những nét vẽ đơn giản, chẳng khó để nhận ra một người phụ nữ đang trình diễn một tư thế trong bộ môn Yoga. Nhưng nếu nhìn vào khoảng trắng do chân và tay cô ta tạo nên, hình dáng của đất nước Australia hiện rõ mồn một. Quả thực, chẳng thể có logo nào xứng đáng hơn thế để đại diện cho Hiệp hội Yoga Australia.
 
Harris Structures
 
 
Trong logo này, 2 chữ ‘H’ – bao gồm cả khoảng trắng nếu nhìn kỹ - đã được kết hợp rất hoàn hảo từ mọi góc độ, ý ám chỉ mọi sản phẩn của công ty đều không tì vết. Thật chẳng hổ danh Công ty xây dựng Harris.
 
Guild of Food Writers
 
 
Nhìn vào logo, có người sẽ nhìn ra một đồ vật quen thuộc xuất hiện. Một cái ngòi bút mực, hay một chiếc thìa? Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhìn thấy cả hai. Hội chuyên viết những bài báo phê bình về đồ ăn, logo có cả thìa lẫn bút, tác phẩm quá đơn giản mà đầy ý nghĩa.
 
ED ‘Elettrodomestici’
 
 
Elettrodomestici trong tiếng Anh có nghĩa là “House electric appliances” (thiết bị điện trong nhà). Hình dáng một chiếc phích cắm hiện rõ như ban ngày. Nhưng cách phối hợp giữa 2 màu đen và trắng còn tạo nên cả 2 chữ cái ED, tên viết tắt của Elettrodomestici.
 
Weinger Music
 
 
Chỉ cần đảo ngược một chút hình ảnh những phím đàn piano, tác giả đã tạo ra 2 chữ W và M, tượng trưng cho Weisinger Music
 
Microsoft’s ‘Mouse’
 
 
 
Trong tiếng Anh, ‘mouse’ có nghĩa là chuột. Và để tránh nhầm lẫn trong việc quảng cáo, Microsoft đã nghĩ ra logo rất thông minh. Tác giả cố tình sử dụng bóng trắng của ‘chuột máy tính’, che phần dưới của chữ ‘o’, khéo léo tạo thành ‘c’, có ý ám chỉ đây là ‘computer mouse’ (chuột máy tính).