Những loài vật thường bị đem vào phòng thí nghiệm

Quốc Trung, Theo Mask Online 00:08 13/10/2012

Cùng đi tìm lời giải vì sao ruồi giấm, ếch, thỏ... là những bạn đồng hành không thể thiếu của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm.

Việc sử dụng động vật trong phòng thí nghiệm đã có từ cách đây hàng trăm năm. Nhờ đó, khoa học đã khám phá ra những tri thức mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ sử dụng các loài vật trong làm thí nghiệm. 

1. Ruồi giấm

Loài ruồi giấm (tên khoa học là Drosophila melanogaste) từ lâu đã là một con vật quen thuộc với các phòng thí nghiệm bởi chúng dễ chăm sóc, vòng đời ngắn và đẻ nhiều trứng. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Thêm nữa, việc quan sát sự nhân đôi của DNA trên ruồi giấm khá dễ dàng. Nhà khoa học Thomas Hunt Morgan đã tiến hành những nghiên cứu di truyền trên loài vật này và phát hiện ra quy luật di truyền liên kết. 

2. Bướm đêm

Bướm đêm (hay còn có tên là con ngài) là một loài vật có liên hệ gần với bướm. Các nhà khoa học ước tính có tới 160.000 loài bướm đêm trên Trái Đất. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Những thử nghiệm về tế bào gốc và sinh sản được thực hiện trên bướm đêm có chi phí thấp hơn nhiều so với chuột. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng việc sử dụng bướm đêm sẽ tiết giảm chi phí cho các phòng thí nghiệm trên thế giới. 

3. Ếch

Năm 1771, nhà khoa học Luigi Galvani nhận thấy chân của một con ếch đã chết sẽ co khi chạm thanh kim loại vào. Nhờ đó, con người khám phá ra các tín hiệu của hệ thần kinh được truyền tải dưới dạng điện. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Phát hiện này mở đường cho ngành điện sinh học phát triển. Bên cạnh đó, ếch còn được nghiên cứu trong sinh sản bởi trứng ếch trong suốt, giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát sự phát triển của bào thai ếch.

4. Chuột chũi trụi lông

Do bị thiếu chất dẫn truyền thần kinh, chuột chũi trụi lông không cảm thấy đau đớn khi bị mổ xẻ. Điều đặc biệt là loài chuột này không bao giờ có các khối u hoặc ung thư do các tế bào cơ thể chúng tự dừng phát triển khi đạt đến một mật độ nhất định. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Loài vật tưởng chừng xấu xí này có thể là chìa khoá giúp con người chống lại bệnh ung thư trong tương lai.

5. Chuột đồng thảo nguyên và chuột đồng cỏ

Đây là hai loài vật rất gần nhau về mặt tiến hoá nhưng trong khi chuột đồng thảo nguyên “chung thuỷ” với chế độ một vợ một chồng, loài chuột đồng cỏ lại kết đôi với nhiều bạn tình. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem
Hình ảnh chú chuột đồng thảo nguyên.

Nghiên cứu tập tính của hai loài này, các nhà khoa học hy vọng hiểu được tại sao xã hội loài người nói chung chỉ chấp nhận quan hệ một vợ một chồng và lý giải nguyên nhân tại sao con người “ngoại tình”. 

6. Thỏ

Luật pháp nhiều nước quy định các sản phẩm sử dụng trên mắt người phải được thử nghiệm trước trên động vật do đó thỏ là đối tượng phổ biến khi các công ty thử nghiệm các sản phẩm kính áp tròng do từ thập niên 1940. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Nhiều nhà khoa học hiện nay nghi ngờ độ chính xác của những thử nghiệm này do sự khác biệt tương đối lớn giữa mắt người và mắt thỏ. 

7. Chó săn Beagle

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Loài chó săn Beagle có bản tính khá hiền lành và chúng ít mắc phải các bệnh di truyền. Do vậy, loài vật này từng có thời được sử dụng rộng rãi làm vật thí nghiệm cho các hãng dược phẩm. Ngày nay, việc thí nghiệm trên chó Beagle đã giảm mạnh do bị nhiều người phản đối. 

8. Lợn

Khác với chó săn Beagle, thí nghiệm trên lợn ít gặp sự phản đối từ phía dư luận hơn. Các cơ quan nội tạng của lợn có kích cỡ tương đương con người nên nhiều người hy vọng có thể cấy ghép nội tạng từ lợn sang cho người. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem

Tuy nhiên, các cơ quan cây ghép thường bị hệ miễn dịch của người đào thải. Nhiều người lo ngại các loại virus nguy hiểm từ lợn có thể truyền sang người qua cấy ghép nội tạng. 

9. Khỉ 

Do sự gần gũi về mặt di truyền với người, khỉ được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm. Loài khỉ patas được Puerto Rico cung cấp cho các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học ở Mỹ. 

nhung-loai-vat-thuong-bi-dem-vao-phong-thi-nghiem
Hình ảnh một chú khỉ patas.

Bên cạnh những tranh cãi về quyền động vật, loài khỉ patas còn gây không ít rắc rối cho Puerto Rico khi chúng trốn khỏi phòng thí nghiệm và sinh sôi nảy nở thành hàng trăm con trên hòn đảo này.   


Bạn có thể xem thêm: