Những kì quan của vũ trụ trong tuần

Thủy Chip, Theo 06:00 16/10/2010

Cùng ngắm nhìn vũ trụ và thế giới qua lăng kính thiên văn nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/10.png'>

Dựng hình mô phỏng thiên hà.
 
Luồng khí lạnh (màu đỏ) đang lao vào một thiên hà xoắn ốc, và bắt đầu ăn ngôi sao (màu xanh) mới được hình thành này, khi ngôi sao này đang phát ra những bức xạ rất mạnh nhưng bất ổn định. Bức ảnh này đã chỉ ra rằng, việc hình thành ngôi sao trong các thiên hà mới là rất phổ biến ở một nơi rất xa xăm và cổ xưa trong vũ trụ.
 
Gần đây, tạp chí khoa học quốc tế Nature đã đưa ra thông tin về loại thiên hà này tồn tại ở cả những nơi gần chúng ta hơn, cũng có nghĩa là chúng “trẻ”. Chính quá trình hình thành ngôi sao đã phóng ra năng lượng lớn gây xáo trộn trong các thiên hà từ “trẻ” đến “già”.
 
Sự cố tràn bùn độc hại ở Hungary.
 
Bức ảnh chụp từ vệ tinh vệ tinh NASA's Earth Observing-1 vào ngày 9/10/2010, ghi lại hỉnh ảnh “dòng sông” bùn có màu độc hại đang nhuộm một màu gỉ sắt lên thị trấn Kolontar và Devecser ở Hungary. 5 ngày trước đó, bức tường của bể chứa nước (phía dưới bên phải) của một nhà máy Alumina đã bị sụp đổ, và thải ra thị trấn một lượng nước thải khổng lồ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân địa phương.
 
Dòng sông bùn này đang tràn xuống phía Tây. Các nhà môi trường học cảnh báo rằng lượng kim loại nặng trong bùn sẽ ngấm dần vào lòng đất, và hấp thụ vào các loại thực vật, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài hàng thập kỉ.
 
Lên đường tới thăm vũ trụ.
 
Đây là hình ảnh con tàu vũ trụ Soyuz TMA – 01M, đang rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào ngày 8/10, mang theo phi hành gia người Nga Alexander Kaleri, Oleg Skripochka, và phi hành gia của NASA Scott J.Kelly tiến thẳng tới trạm vũ trụ quốc tế ISS. Phi hành đoàn gồm 3 người này sẽ nghiên cứu trên phòng thí nghiệm trong 5 tháng.
 
Khí lạnh thổi qua một ngôi sao trong thiên hà xoắn ốc.
 
Đây là bức hình mô phỏng lại hình ảnh kì thú của vũ trụ được công bố vào ngày 13/10/2010. Luồng khí lạnh đang thổi qua vùng trung tâm của một ngôi sao được hình thành trong một thiên hà xoắn ốc.
 
Một nghiên cứu trong ấn bản tuần này của tạp chí Nature cho biết đã tìm thấy dấu hiệu của các hóa chất tại 3 thiên hà rất xa - đồng nghĩa với rất già. Các hóa chất này đối lập với các hóa chất tìm thấy trong các thiên hà trẻ. Kết quả này là bằng chứng giúp khẳng định các thuyết cho rằng quá trình tạo ra ngôi sao trong vũ trụ thời xa xưa là bởi các luồng khí gas nguyên thủy chứa rất ít các nguyên tố nặng hơn Heli.
 
Đường đi của Sao Kim.
 
Hình ảnh đường đi của Sao Kim, cắt nhau trên bầu trời Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ. Dải đường đi này là tổng hợp sự di chuyển của Sao Kim, mỗi bước đi của Sao Kim được chụp cách nhau từ 4-11 ngày.
 
Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này vào khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất. Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là 6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Sao Kim, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất.
 
Do quỹ đạo của sao Kim gần với Mặt trời hơn Trái đất nên nó vượt qua hành tinh của chúng ta sau mỗi 584 ngày. Điều đó có nghĩa là qua từng thời kỳ, hành tinh rực sáng này chuyển từ "Sao Hôm" rực rỡ ngay sau khi mặt trời lặn sang Sao Mai chỉ chiếu sáng trước lúc bình minh.
 
Đây có phải là hố đen không?
 
Đây là bức hình được dựng dựa trên hình ảnh chụp từ kính viễn vọng Spirtzer của NASA. Bức ảnh đã chỉ ra một số vật thể lạ xuất hiện xung quanh hố đen siêu nặng tại trung tâm của một số thiên hà.
 
Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi nó. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra theo lý thuyết tương đối, bởi thuyết cho rằng vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.
 
Các lỗ đen này được biết tới như là lõi của các thiên hà. chúng tạo ra rất nhiều nhiệt và các nhà thiên văn muốn biết nguồn nhiệt đó thay đổi thế nào theo thời gian.Tuy nhiên, nếu một nguồn nhiệt có ánh sáng tăng cao bất thường trong khoảng hơn 6 tháng rồi tắt lịm dần thì đó thường là dấu hiệu của một vụ nổ sao.
 
Các nhà khoa học cho rằng, vật thể xuất hiện trên bức ảnh là một ngôi sao siêu lớn đã nổ tung thành bụi khi nó đang gần kết thúc vòng đời của mình. Đám bụi này hình thành một lớp bao bọc xung quanh ngôi sao, sau đó sẽ bóp nát ngôi sao bằng một vụ nổ cuối cùng, hấp thụ năng lượng ánh sáng và tỏa nhiệt lớn.