Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật

P.B, Theo Mask Online 12:01 31/12/2012

Cách “tránh thai” của gà mái, “bóng điện” của mực ống, ếch gỗ chết cứng rồi lại tái sinh...

1. Ếch gỗ có thể chết cứng mà vẫn tái sinh

Khi mùa đông đến, ếch gỗ không hề di tản như các loài vật khác. Chúng chỉ đơn giản nằm xuống và… chết cứng. 

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 1

Thực tế, ếch gỗ không hoàn toàn bị biến thành một cục băng. Chỉ vài phút sau khi băng bắt đầu hình thành trên da, gan của chúng bắt đầu biến đổi đường được tích trữ dưới dạng glycogen thành glucose. 

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 2

Glucose giải phóng từ gan được vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, tại đó nó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và co lại. Sau đó, tất cả các cơ quan của ếch đều ngừng hoạt động. 

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 3

Chúng không sử dụng oxy nữa và có vẻ như đã chết. Khi ở trạng thái giả chết này, 70% nước trong cơ thể ếch có thể bị đóng băng.

Khi thời tiết ấm áp hơn, băng tuyết bao phủ trên ếch sẽ tan đi và thật kỳ diệu, tim của chúng tiếp tục đập trở lại.

2. Hải sâm biến cơ thể thành “dạng lỏng”

Hải sâm hay còn gọi là dưa chuột biển là một loài động vật vô cùng đặc biệt. Khi bị tấn công, loài sinh vật này có thể thay đổi trạng thái cơ thể, biến chúng từ dạng rắn thành dạng lỏng và ngược lại trong vài phần nghìn giây.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 4

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 5

Khả năng đặc biệt này là nhờ các sợi collagen đặc biệt trong các mô của chúng, cho phép chúng hút nước biển vào cơ thể để chuyển sang “dạng lỏng”. Nhờ vậy, hải sâm có thể dễ dàng luồn lách vào các khe đá khi thấy bất an.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 6

Không chỉ vậy, mỗi khi chuyển sang “dạng lỏng”, loài này cũng không quên “tặng” cho con vật ngây dại nào đó có ý định tấn công bằng một liều chất độc tiết ra hòa cùng cơ thể nó ở “dạng lỏng”.

3. “Bóng điện” của mực ống

Cũng như nhiều loài sinh vật thân mềm khác, một số loài mực có khả năng tự phát sáng để kiếm thức ăn, liên lạc với những thành viên trong bầy, che mắt kẻ thù săn mồi. 

Tuy nhiên, cũng có một số loài mực không hề có khả năng này, điển hình là mực ống Hawaii.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 7

Thay vì tự “sản xuất” ra ánh sáng, mực ống Hawaii dựa vào một loại vi khuẩn phát quang sống ký sinh trong cơ quan phát sáng của nó có tên là Vibrio fischeri. Chúng nương tựa vào nhau, trao đổi nguồn dinh dưỡng và vi sinh vật cung cấp cho mực ống khả năng phát sáng.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 8

Mối quan hệ cộng sinh này được bắt nguồn từ lúc mới sinh. Sau khi chui ra khỏi vỏ trứng, mực ống non đã “tuyển mộ” những vi sinh vật có sẵn trong môi trường và cho chúng cư trú ở cơ quan phát sáng. 

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 9

Mực ống cũng có thể điều khiển cường độ phát sáng do vi sinh vật kích thích để thích hợp với ánh sáng dòng nước sâu.

4. Cách “tránh thai” của gà mái

Giống như đa số các loài gia cầm khác, gà giao phối theo cách “chạm nhau qua lỗ huyệt”, tức là sự tiếp xúc nhanh qua một lỗ có ở cả 2 giống đực, cái - lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện để phóng trứng và tinh trùng.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 10

Ngay cả khi gà trống ép gà mái thụ tinh, nếu gà mái không mong muốn con trống đó làm cha của đàn gà con, nó có thể bài tiết trực tiếp ra ngoài 80% lượng tinh trùng của con trống ngay sau khi giao phối.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 11

Những con gà mái thường “loại bỏ” tinh trùng sau khi tiến hành nhiều cuộc giao phối liên tiếp. Trong trường hợp này, nó thường ưu tiên cho đối tác đầu tiên hay con trống thống trị trong đàn.

5. Chữa bệnh bằng âm thanh

Mèo được cho là có “chín cuộc sống” vì nó có khả năng tự chữa lành các vết thương.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 12

Các nhà khoa học đã tìm ra rằng, tiếng kêu grừ grừ trong cổ họng của mèo chính là một “cơ chế chữa bệnh” hoàn toàn tự nhiên của chúng.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 13

Hầu hết các khoang và mô trong cơ thể đều có những tần số cộng hưởng riêng, và âm thanh trong những phạm vi này có thể kích thích các cơ quan tương ứng để chữa lành các bệnh.

Những khả năng "quái gở, siêu phàm" của động vật 14

Những tiếng kêu grừ grừ của mèo có tần số trung bình khoảng 25 - 150Hz. Và tần số âm thanh trong phạm vi này đã được chứng minh là có thể giúp chữa lành các bệnh về xương và làm giảm cơn đau.

Thú vị hơn, những âm thanh này của mèo cũng có thể tác động lên con người giúp chúng ta chữa lành một số bệnh.


Bạn có thể xem thêm: