Những đôi mắt kì lạ nhất trong tự nhiên (Phần 2)

Achiko, Theo 00:00 28/02/2011

Động vật cũng có những thứ “hơn” con người đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Cá bốn mắt
 
 
Loài cá bốn mắt có chiều dài 32cm này được tìm thấy ở Mexico, Trung Mỹ và phía Bắc vùng Nam Mỹ. Những con cá này chủ yếu ăn côn trùng do phần lớn thời gian chúng bơi sát mặt nước. Mặc dù có cái tên là “Cá bốn mắt” nhưng loài cá này chỉ có 2 mắt mà thôi. Tuy nhiên, mỗi mắt được chia đôi và có những đồng tử riêng. Đó là lý do mà loài cá này có thể nhìn được cả phía trên và dưới.
 
Nửa trên của nhãn cầu thích hợp nhìn trong môi trường không khí, nửa dưới của nhãn cầu thích hợp nhìn trong môi trường nước. Mặc dù cả hai nửa của mỗi mặt sử dụng một thấu kính, nhưng độ dày và đường cong của mỗi nửa lại khác nhau. Điều này giải thích khi cá bốn mắt hoàn toàn ngập trong nước thì nửa trên sẽ nhìn hình ảnh bị nhòe. Nhưng cũng không đáng lo vì loài cá này chỉ lặn một thời gian ngắn mà thôi.

Ruồi có cuống mắt

Loài sinh vật nhỏ bé mà đặc biệt này được tìm thấy chủ yếu trong các rừng nhiệt đới Đông Nam Á và Châu Phi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng thấy chúng xuất hiện tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Những con đực có thân người dài hơn con cái, và thường sử dụng đôi mắt dài của mình để thu hút con cái.
 
 
Điều thú vị là những con cái đặc biệt thích những con đực có đôi mắt càng dài càng hấp dẫn. Vì thế đôi mặt được mệnh danh là “vũ khí cưa gái” của loài côn trùng này. Hơn nữa, những con đực có khả năng mở rộng mắt bằng cách hít không khí qua miệng rồi bơm vào ống dẫn đến phần đầu của đôi mắt. Hình ảnh này thường xuất hiện trong mùa giao phối.
 
Cá Spookfish
 
 
Cá Spookfish là loài cá sống ở tầng nước sâu khoảng 1000-2000 mét và được biết đến với đôi mắt với cấu trúc kì lạ nhất. Mỗi mắt đều phồng bên gọi là “túi thừa” được tách ra từ mắt chính bởi một vách ngăn.
 
Phần chính của mắt có thấu kính với chức năng như một đôi mặt bình thường thì phần “túi thừa” có một tấm gương cong cho phép ánh sáng phản chiếu đến một điểm tiêu cự trên võng mạc, giúp cá có thể quan sát sự vật nằm ở dưới chúng. Loài cá này có thức ăn chủ yếu là loài giáp xác nhỏ và sinh vật phù du cho chỉ có kích thước là 18cm chiều dài.
 
Nhện mặt quỷ
 
Người ta biết đến nhện là một loài sở hữu rất nhiều mắt, số lượng mắt giữa các loài cũng khác nhau như 2, 4, 6, hoặc 8 mắt. Nhìn vào con nhện mặt quỷ, chúng ta dễ nhầm rằng con vật này chỉ có 2 mắt nhưng sự thực là chúng có tới 6 mắt, trong đó có 2 mắt phát triển to hơn hẳn so với 4 mắt còn lại. Cấu trúc như vậy giúp nhện thích nghi được với cuộc sống về đêm, tạo ra một tầm nhìn tương đối hoàn hảo bởi đôi mắt đó không chỉ to mà còn cực kì nhạy cảm.
 
 
Thực tế lớp màng mắt rất nhạy cảm và dễ bị làm hỏng vào lúc bình minh nhưng mỗi đêm nhện lại tự sản xuất ra một cái mới. Nhện mặt quỷ là một loài hiếm bởi chúng có thể nhìn cực tốt vào ban đêm cho dù thiếu tapeltum lucidum, một màng phản chiều giúp nhưng con nhện khác có thể nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng loài nhện mặt quỷ có khả năng nhìn còn tốt hơn cả mèo, cá mập thậm chí là cú, khả năng này gấp khoảng 100 lần khả năng nhìn của con người vào buổi tối.
 
Tôm Mantis
 
Người ta vẫn nói “kẻ đến sau cùng là người quan trọng nhất”, vì thế đôi mắt cuối cùng mà chúng ta được chiêm ngưỡng sẽ là đôi mắt kì lạ và tuyệt vời nhất trên thế giới. Tôm Mantis không thực sự là một con tôm, mà là một loại giáp xác thuộc bộ tôm Stomatopoda.
 
Chúng vẫn được biết đến với sự hung hãn và vũ khí sắc bén. Chiếc càng mạnh mẽ và sắc nhọn có thể làm đứt lìa ngón tay của con người hoặc làm vỡ bể kính nuôi cá chỉ bằng một cú tấn công. Loài này được tìm thấy nhiều ở những vùng biển nhiệt đới.
 
 
Giống như chuồn chuồn, đôi mắt của tôm Mantis khá phức tạp, mặc dù số lượng ommatidia (đơn vị thị giác) ít hơn ở chuồn chuồn (khoảng 10.000 ommatidia mỗi mắt); tuy nhiên, mỗi ommatidia của loài tôm này có chức năng cụ thể riêng biệt như phát hiện ánh sáng, phát hiện màu sắc…
 
Tôm Mantis có khả năng nhận biết màu sắc tốt hơn con người rất nhiều. Nếu như con người chỉ có 3 cơ quan cảm thụ màu sắc thì Mantis có tới 12. Hơn nữa, chúng còn có khả năng nhìn tia tử ngoại, hồng ngoại và ánh sáng phân cực, trở thành loài động vật có thị thực phức tạp nhất trong giới động vật. Điều đặc biệt là mắt tôm Mantis nằm ở cuối thân và có thể di chuyển độc lập với nhau, có thể xoay tới 70 độ và mọi thông tin hình ảnh được xử lý bởi mắt chứ không phải bộ não.

Kì lạ hơn nữa, mỗi mắt của tôm Mantis được chia làm 3 phần, giúp chúng có thể quan sát 3 phần của đối tượng bằng một con mắt. Ngay cả khi chúng bị mất một mắt thì vẫn có thể quan sát tốt như một con người có đủ hai mắt. Mantis xứng đáng được mệnh danh là “siêu tôm”.