Lý giải chuyện nhầm lẫn "kinh điển" hầu như ai cũng mắc

Phương Giang, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 03/04/2015

Theo điều tra của các chuyên gia Mỹ thì một tỷ lệ lớn dân số trên thế giới thường bối rối khi phân biệt bên trái - bên phải.

Có bao giờ bạn gặp khó khăn khi phân biệt bên trái - phải? Ví dụ như bạn đang đứng trong một đội ngũ đi đều, chỉ huy trưởng hô hiệu lệnh rẽ sang trái, trong khi mọi người đã đi đúng hướng thì bạn vẫn loay hoay nghĩ ngợi xem bên nào mới là bên trái. 

Nhưng đừng lo, bạn không phải là trường hợp duy nhất đâu - theo điều tra của các chuyên gia Mỹ thì một tỷ lệ lớn dân số trên thế giới cũng bối rối khi phân biệt bên trái - bên phải. Vậy chúng ta hãy cùng lý giải xem sao.


Phân biệt bên trái - phải là một quá trình thần kinh - tâm lý phức tạp liên quan đến một số chức năng thần kinh cao, chẳng hạn như khả năng tích hợp các thông tin cảm giác và thị giác, chức năng ngôn ngữ và trí nhớ. Đối với một số người việc đó rất dễ dàng vì nó gần như trở thành bản năng, nhưng đối với một số người khác lại là một thách thức đáng kể. 

Để khảo sát tình hình thực tế, các chuyên gia đã làm thí nghiệm đo tốc độ đưa ra quyết định bên trái - phải trước mỗi câu hỏi của 364 giáo sư và 1.185 sinh viên. Kết quả là có 71/364 giáo sư (19,5%) và 311/1.185 sinh viên (26,2%) được xác nhận mắc chứng khó phân biệt trái - phải.


Nếu bạn có thể đọc đúng hướng của các ngón tay trong hình trong vòng dưới 30 giây thì xin chúc mừng, khả năng phân biệt trái – phải của bạn hoàn toàn bình thường.

Một vấn đề mà những người làm trong ngành nghề y tế thường xuyên đối mặt, đó là khi thăm khám bệnh, bên phải của bác sĩ hoặc y tá thực chất là bên trái của bệnh nhân.

Do đó, để phân biệt đúng bên trái - bên phải của bệnh nhân đòi hỏi bác sĩ phải có chức năng thị giác không gian tốt và khả năng tưởng tượng, xoay chiều hình ảnh không gian trong não bộ. 



Thực tế thì việc nhầm lẫn bên trái - phải không bao giờ xảy ra khi con người làm việc độc lập. Có thể thấy các bệnh viện và cơ sở y tế là nơi rất phức tạp và bận rộn, các bác sĩ thường gặp phiền nhiễu trong quá trình làm việc như nhận điện thoại, tiếng kêu của máy đo nhịp tim, trả lời câu hỏi của đồng nghiệp, tiếp người nhà bệnh nhân… Có thể nói môi trường làm việc như vậy rất dễ gây mất tập trung.

Một nghiên cứu trong cuốn Giáo dục Y tế có đề cập, chúng tôi đã khám phá ra những ảnh hưởng xấu từ việc bị gây gián đoạn đến khă năng xác định trái - phải của sinh viên y khoa. 

Chúng tôi thực hiện bài thí nghiệm phân biệt trái - phải cơ bản với 234 sinh viên y khoa nhưng cố tình gây nhiễu bằng cách tiến hành thí nghiệm ở những môi trường nhiều tiếng ồn.



Và kết quả của cuộc thí nghiệm đã gây sửng sốt, chỉ những tiếng ồn nho nhỏ trong phòng cũng đã đủ gây nhiễu và khiến nhiều người chọn sai trái - phải, tình hình còn tệ hơn nếu bọn họ bị hỏi những câu hỏi bên lề trong khi phân biệt trái - phải. Các “tác động gây nhiễu” có vẻ ảnh hưởng nhiều nhất đến các sinh viên nữ và sinh viên lớn tuổi.

Những người gặp khó khăn trong việc phân biệt trái - phải thường tự tìm “mẹo” để khắc phục, chẳng hạn một số người sẽ giơ ngón cái và ngón trỏ lên, bên nào thành hình chữ  “L” thì đó là bên trái. Hoặc cũng có người nhờ vào vết chai trên ngón giữa để nhận ra tay nào là tay phải. Tuy nhiên những mẹo tự chế này rất mất thời gian và không thể phát huy tác dụng trong mọi trường hợp.



Những người bình thường sẽ không bao giờ phát hiện ra mình mắc chứng khó phân biệt trái phải nếu không nhờ vào những bài kiểm tra. Thông thường mọi người nghĩ rằng, chứng khó phân biệt này không ảnh hưởng nhiều cuộc sống của họ, tuy nhiên trong một số ngành nghề, không chỉ riêng ngành y, nhất là những ngành nghề liên quan đến giao thông vận tải thì một sai lầm trái - phải thông thường có thể dẫn đến những hậu quả chết người. 

Do vậy, những người ngồi ghế lái phải làm lơ tất cả những cuộc trò chuyện không cần thiết cũng như chỉ nhận những liên lạc tối quan trọng, để giữ tập trung cao nhất trong cuộc hành trình.

Nguồn: IFLScience