Loài người đã chiến thắng người Neanderthal như thế nào?

Pikachu, Theo 00:07 12/08/2011

Trước đây trên Trái Đất từng xuất hiện 2 loại người đấy các bạn ạ!

Người Neanderthal xuất hiện trên trái đất sớm hơn cả tổ tiên của người hiện đại (Homo sapien). Cho đến khoảng 30.000 năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vẫn chia sẻ hành tinh với người Neanderthal, và thậm chí có giả thuyết còn cho rằng tổ tiên của chúng ta đã từng giao phối với người Neanderthal. Thực tế, ngày nay, một số người vẫn còn mang một vài ADN của người Neanderthal.

Tuy nhiên, sau khoảng 20.000 – 40.000 năm, người Homo Sapien đã nhanh chóng “hất cẳng” người Neanderthal để chiếm ngôi vị thống lĩnh trên trái đất.

Câu hỏi: “Làm thế nào mà người Homo Sapien đã “vượt mặt” được người Neanderthal?” cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Nhưng các bằng chứng hóa thạch đã đưa ra một số nguyên nhân rất có thể đã dẫn đến sự sụp đổ của người Neanderthal.
 
Theo đó, thuốc súng không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự diệt vong của người Neanderthal, giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem còn những nguyên nhân nào nữa nhé!
 
 
 
Thua cuộc trong một trò chơi
Người Neanderthal có thể bị xóa sổ vì lý do đơn giản là thua cuộc trong trò chơi “số lượng”.
 
Người Homo Sapien chuyển từ châu Phi đến các khu vực miền Nam Châu Âu – những nơi thuộc địa bàn của người Neanderthal khi đó. Họ đã cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành địa bàn sinh sống.

Cuối cùng, người Homo Sapien đông hơn người Neanderthal 10 thành viên và kết quả là người Neanderthal bị đẩy đến các khu vực khó tìm kiếm thức ăn hơn và kém thuận lợi hơn.


Người Neanderthal là những “kẻ ăn thịt người”

Người Homo Sapien đã đẩy người Neanderthal ra khỏi địa bàn quen thuộc của họ khiến họ phải đấu tranh với nhau để sinh tồn bởi thế vô tình họ đã trở thành những “kẻ ăn thịt người”.

Một số hóa thạch của người Neanderthal được tìm thấy đã chỉ ra điều này. Bởi lẽ, xương hóa thạch được phát hiện trong một hang động ở Pháp đã đưa ra bằng chứng cho thấy người Neanderthal đã ăn thịt đồng loại của mình, thậm chí họ còn ăn thịt người Homo Sapien.

Cứ như vậy, thói quen ăn thịt người đã khiến người Neanderthal trở thành những kẻ săn bắt và ăn thịt chính đồng loại của mình. Đây là một bệnh dịch giết người tương tự như bệnh “bò điên” gây suy yếu nghiêm trọng về tinh thần và hàng ngàn người Neanderthal vì thế mà bị “xóa sổ”.

 

Sức bền của người Homo Sapien

Nếu như trong một trận chiến sử dụng cơ bắp, người Neanderthal chắc chắn sẽ giành chiến thắng thì trong cuộc đua về sự dẻo dai, tổ tiên của loài người chúng ta nhất định sẽ giành thắng lợi.

Người Homo Sapien có sức chịu đựng cao, bởi thế mà họ có thể săn bắn ở những vùng có khí hậu nóng hơn. Mặt khác, người Neanderthal mạnh mẽ và chắc khỏe, do đó họ có thể chạy nhanh hơn người Homo Sapien. Tuy nhiên, người Neanderthal có sức bền ngắn và thể trạng của họ lại thích hợp với khí hậu lạnh.

Nhờ sức bền và sự dẻo dai, người Homo Sapien đã dần chiếm lĩnh “pháo đài” của người Neanderthal ở cả Châu Âu và Châu Á.

 

Giả thuyết về những vụ nổ

Theo một nghiên cứu về Nhân chủng học hiện đại được công bố vào tháng 9 năm 2010, người Neanderthal sẽ không thể biến mất nhiều như vậy nếu như không có những vụ nổ xảy ra.

Khoảng 40.000 năm trước đây, ba vụ phun trào núi lửa lớn đã đồng loạt diễn ra và tàn phá quê hương của người Neanderthal ở châu Âu và châu Á, đẩy nhanh sự sụp đổ của người Neanderthal.

May mắn thay, người Homo Sapien lại sống ngoài phạm vi của các vụ nổ núi lửa.


Sức mạnh của bộ não

Người Neanderthal có lợi thế về cơ bắp nhưng người Homo Sapien lại có lợi thế về bộ não.

Từ buổi sơ khai, não của người Homo Sapien và người Neanderthal tương tự nhau. Nhưng chỉ một năm kể từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, bộ não người  Homo Sapien bắt đầu xuất hiện nhiều hệ thần kinh hơn.

Mặc dù điều này không có nghĩa rằng người Neanderthal kém thông minh hơn người Homo Sapien nhưng bộ não của người Homo Sapien phát triển hơn có nghĩa là họ có thể thực hiện những chức năng cao hơn như sáng tạo và truyền đạt thông tin.

Người ta cũng tìm thấy dấu vết về sự sáng tạo của người Neanderthal, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ họ có một hệ thống ngôn ngữ của riêng mình như người Homo Sapien.

Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Giả thuyết y tế” nhận định: Người Neanderthal không có nhận thức phức tạp và điều đó làm họ không bị rối loạn tâm thần giống như con người. Tuy nhiên, nhận thức phức tạp chính là “yếu tố chọn lọc tự nhiên” khiến người Homo Sapien giành chiến thắng.

 
Con người không có lỗi

Người Neanderthal và tổ tiên của loài người không cạnh tranh trực tiếp với nhau quá lâu, bởi theo một nghiên cứu mới công bố vào tháng 5 năm 2011 trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia thì người Neanderthal đã biến mất khỏi thế giới này sớm hơn chúng ta nghĩ.

Theo đó, người Neanderthal đã biến mất cách đây khoảng 39.700 năm – (tức sớm hơn gần 10.000 năm) so với thời gian mà chúng ta nghĩ trước đây. Người Homo Sapien đến khu vực phía Bắc Caucasus một vài trăm năm trước đó và đó không phải là quãng thời gian dài đủ để hai loài tranh đấu với nhau.
 
Giả thuyết này khép lại sự can thiệp của con người trong việc người Neanderthal biến mất nhưng lại mở ra nhiều khả năng khác. Nhưng như trong một câu nói “Khi một cánh cửa khép lại sẽ có một cánh cửa mới mở ra và những con người đích thực sẽ luôn tiến lên phía trước”, loài người chúng ta vẫn đang tiếp tục mở ra những cánh cửa mới để khám phá chính bản thân mình.