Kiến bị hóa thành "zombie" do ruồi

Ái Nhi, Theo 00:01 31/03/2011

Chúng mình đã từng được biết đến chuyện <a href="http://kenh14.vn/c126/201103031114224/kien-bi-hoa-thanh-zombie-vi-nam-doc.chn" target="_blank">loài nấm độc có thể biến kiến thành... "zombie"</a> nhưng một loài ruồi ở Nam Mỹ cũng có khả năng sản xuất "đạo quân zombie" từ kiến.

Tại Nam Mỹ, loài ruồi Phorid cái có cách sinh sản kỳ lạ: Chúng bay qua ổ kiến lửa, sau đó "thả" trứng vào như kiểu ném bom ý.
 
 
Trứng phát triển và những ấu trùng thường sống k‎ý sinh ngay trên đầu của kiến. Ấu trùng này sống ở đó trong nhiều tuần trong não và biến kiến thành “zombie”. Trong một số trường hợp, chúng ở trong đầu kiến ngay cả trong các cuộc hành quân dài 50m khỏi thuộc địa của chúng để tránh sự tấn công của kiến lửa khác.
 
Cuối cùng, những con ruồi con "phá vỡ" đầu kiến và thoát ra đầu kiến, giống như trong bức ảnh này. Các nhà khoa học Mỹ thường xuyên thả một số loài ruồi phorid để kiểm soát các loại kiến lửa đã lan rộng khắp miền nam nước Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua vì chúng đã chiếm lãnh thổ của kiến bản địa.
 
Hiện tại các nhà khoa học đã thả một loài ruồi Phorid tên khoa học là Pseuducteon obtusus mới tại miền Nam Texas vào năm 2008 và Đông Texas vào tháng Tư 2009, P.obtusus là loài ruồi Phorid đầu tiên được thả tại Mỹ để tấn công những con kiến đang tăng trưởng dữ dội.
 
 
Con giòi con của loài ruồi Phorid chui vào đầu con kiến chủ của nó và sử dụng đầu rỗng như là một nơi để phát triển thành một nhộng con, một giai đoạn trung gian giữa ấu trùng và ruồi trưởng thành.
 
Ngay trước đó, con giòi xuất hiện để kiểm soát hành vi của loài kiến. Không chỉ là chặt đầu nó, những con giòi sẽ kiểm soát kiến sau đó nó sẽ biến kiến thành “zombie”
 
Để kiểm soát một cuộc xâm lược của kiến lửa ở miền nam nước Mỹ, các nhà khoa học đã thả một số lượng lớn ruồi Phorid vào tự nhiên hơn một thập kỷ qua. Gần đây, các nhà khoa học Texas thả một loài ruồi mới vào tự nhiên để tiêu diệt một số lượng lớn kiến lửa. Đó chắc chắn sẽ thêm vào sự đa dạng của tác động này.
 
Một ấu trùng ruồi Phorid nổi lên từ cái đầu trống rỗng của chú kiến lửa
 
Kiến lửa đầu tiên di cư từ Argentina tới Mobile, Alabama, trong thập niên 1930, có lẽ trên những con thuyền vận chuyển nông phẩm. Chúng sau đó lan rộng tới Texas và vẫn mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình. Có một lịch sử lâu dài của những nỗ lực để loại bỏ các loài kiến, bao gồm cả loại bỏ bằng thuốc trừ sâu. Nhưng bằng cách ruồi phorid, vì không tấn công kiến bản địa, có thể là phương pháp hứa hẹn nhất cho đến nay, các chuyên gia cho biết.
 
 
Khoảng 40 ngày sau khi trứng được “gửi”, các ấu trùng ruồi phorid phát triển thành một con nhộng giống như ruồi trưởng thành.
 
 
Mặc dù thành công trong cuộc kiểm soát kiến lửa của ruồi phorid, rất ít khả năng kiến lửa sẽ hoàn toàn bị xóa sổ ở miền Nam nước Mỹ do số lượng của chúng là quá đông đảo.