Fun facts loài vật quý hiếm nhất hành tinh ở Việt Nam

Tôm, Cu Tí, Theo 00:01 07/10/2011

Cùng tìm hiểu về tê giác Java và xem vì sao chúng lại quý hiếm nhất bạn nhé!

Bạn có biết?


Hay nói đúng hơn là gần với nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới. Tê giác Java hiếm đến mức những nhà nghiên cứu chỉ có thể tìm hiểu về chúng thông qua phân mà chúng để lại…


Ngoài ra, trên thế giới còn 4 loài tê giác khác là tê giác trắng, tê giác đen, tê giác Sumatra và tê giác Ấn Độ.

Đặc điểm của tê giác Java


Cùng kích cỡ với tê giác đen, tê giác Java có chiều dài khoảng 3m và cao khoảng 1,7m. Khi trưởng thành, tê giác Java có trọng lượng khoảng 900 - 2.300kg. 


    Độ dài trung bình sừng tê giác Java chưa đến 20cm trong kỷ lục về sừng của loài là 27cm.


Lớp vỏ ngoài sừng tê giác được làm từ chất sừng, vốn là "nguyên liệu" tạo ra móng tay và tóc con người. Và theo khoa học, chất sừng không có khả năng chữa trị bất kỳ một loại bệnh nào. Vì vậy, nếu "chạy theo" quan niệm của nhiều người rằng sừng tê là một loại thuốc bổ thì tê giác hẳn sẽ là loài động vật khỏe mạnh nhất hành tinh nhờ… "cắn móng tay" của chính mình.


Gần một thế kỷ trôi qua, không một chú tê giác Java nào có mặt trong các vườn thú. Dù có thể sống đến 40 năm trong tự nhiên, song tê giác Java chỉ có thể sống nhiều nhất là 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt.


Và mỗi lần, tê giác chỉ mang thai mỗi một "em bé" thôi...




Và tình hình tê giác ở Việt Nam...


Tên khoa học của phân loài tê giác Việt Nam là Rhinoceros sondaicus annamiticus. Trong đó, từ Annamiticus bắt nguồn từ tên gọi Annamite của dãy Trường Sơn tại khu vực Đông Dương.


Sau nhiều năm tìm kiếm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai quần thể tê giác Java. Một quần thể sinh sống trong Vườn Quốc gia Ujung Kulon, Indonesia với số lượng khoảng 40 con. Quần thể còn lại thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên, với số lượng khoảng 8 cá thể (theo ước tính năm 1991). Tuy nhiên...


...chú tê giác một sừng bị phát hiện đã chết ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên vào tháng 4/2010 có thể là cá thể cuối cùng của loài này.

Tê giác tại Việt Nam đã tuyệt chủng?

Năm 1991, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) chính thức công bố về việc loài tê giác tồn tại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên với ít nhất 8 cá thể còn sinh sống.


Ảnh chụp tê giác ở Việt Nam. (Nguồn: ENV)

Tuy nhiên, cho tới thời điểm 1,5 năm trở lại đây, không có bất cứ dấu vết nào của loài tê giác được tìm thấy. 

Sau nhiều tháng truy tìm không có tung tích tê giác, vào tháng 4/2010, đội tuần tra tê giác Vườn Quốc gia Cát Tiên đã phát hiện ra xác của một cá thể, được cho là bị chết do thợ săn.

Tính đến nay, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, cơ hội để tìm thấy tê giác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên gần như không còn. Theo đó, trong những ngày tới, WWF sẽ công bố chính thức về việc điều tra số lượng tê giác có ở Việt Nam.

Những cuộc tìm kiếm tê giác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn tiếp diễn. Mọi người tin rằng, ở đâu đó trong những cánh rừng già, loài tê giác vẫn còn sinh sống...