Dùng lưới khổng lồ để giải quyết rác vũ trụ

Pit, Theo 12:00 04/02/2011

Ít ai biết xung quanh trái đất là rất nhiều các mảnh kim loại trôi lờ lững và "hiểm họa ẩn dật" xuất phát từ đây. <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Cơ quan vũ trụ của Nhật Bản vừa đề xuất một ý tưởng khá là thiết thực: Dùng một tấm lưới khổng lồ để dọp dẹp hết các thể loại rác vũ trụ ở gần Trái Đất.
 
Đã từng có rất nhiều lời cảnh báo về hiện tượng rác thải vũ trụ bị tích trữ quá nhiều xung quanh trái đất khiến tỉ lệ va chạm giữa chúng với các vệ tinh, máy móc ngoài không gian tăng cao vùn vụt.
 
Thế nào là rác vũ trụ?
 
Kể từ khi vật thể đầu tiên là vệ tinh Sputnik One được phóng vào vũ trụ 53 năm trước, con người đã tạo nên một "bãi chiến trường" tại khu vực vũ trụ xung quanh trái đất.
 
Rác vũ trụ cơ bản là những bộ phận rocket cũ, các mảnh tách rời chơ vơ của hệ thống vệ tinh. Một thống kê đã chỉ ra có đến gần 370.000 mảnh rác vũ trụ đang trôi dật dờ quanh trái đất.
 
 
Bức ảnh ở trên là một miếng kim loại cũ nát, được cho là rác vũ trụ vô tình rơi xuống trái đất tại cánh đồng ở Queensland, Australia năm 2008.
 
Cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản - Japan Aerospace Exploration Agency, viết tắt là JAXA có vẻ rất bức xúc với tình hình này và họ rất quyết tâm làm sạch môi trường không gian ngoài trái đất.
 
Họ dự định sẽ gắn tấm lưới kim loại khổng lồ vào một vệ tinh nhân tạo và phóng vệ tinh này lên vũ trụ. Tấm lưới này khi tới đích sẽ đi “du hành” vòng quanh phần thấp của vùng không gian quanh trái đất, nơi chứa rất nhiều rác vũ trụ để làm công tác thu gom. Quãng đường làm nhiệm vụ cao cả này được dự đoán sẽ diễn ra trong vài tuần liền.
 
Ảnh minh họa về "hiểm họa ngầm" rác vũ trụ đang lơ lửng quanh trái đất
 
Chưa hết, tấm lưới còn đặc biệt ở chỗ được kích hoạt thêm điện từ trường để hút kim loại, khiến công tác thu dọn trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, cả tấm lưới lẫn các thứ “hổ lốn” nó mang trở về sẽ bị đốt cháy hoàn toàn khi trở về vùng khí quyển trái đất.
 
Sự lo ngại về việc va chạm giữa rác vũ trụ và các vệ tinh đã là nỗi lo từ rất lâu của các nhà khoa học. Một vụ nổ đối với một vệ tinh thôi cũng sẽ tạo ra hàng ngàn mảnh vỡ, từ đó lại hệ lụy tới các vệ tinh khác gần đấy. Hậu quả sẽ vô cùng khó lường... Tín hiệu truyền hình, thông tin dự báo thời tiết truyền từ vệ tinh, hệ thống điện thoại kết nối quốc tế có khả năng bị tê liệt hoàn toàn.