Điểm danh các loài động vật hiếm và lạ nhất thế giới

Ái Nhi, Theo 10:00 08/12/2010

Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh của những loài vật thuộc hàng hiếm đến mức có loài chỉ xuất hiện vài cá thể trong tự nhiên! <img src='/Images/EmoticonOng/12.png'>

Thú lông nhím
 
Là động vật có vú nhưng lại... đẻ trứng
 
Nhà khoa học Kris Helgen đang giữ một con thú lông nhím mõm dài ở núi Foja, Indonesia. Theo Hiệp hội động vật học London, những quả trứng của loài động vật có vú này thuộc hàng hiếm trên hành tinh, bởi hiếm có loài động vật có vú nào lại đẻ trứng như thú lông nhím.
 
Thú lông nhím là động vật đơn huyệt, với chiếc mỏ dài, chân ngắn, lông dài và một chiếc lưỡi nhớt để bắt kiến. Loài này nổi tiếng với thói quen tự vệ kì dị là đào lỗ chui thẳng xuống đất mỗi khi bị đe dọa. Thú lông nhím đẻ trứng thẳng vào túi, trứng ở đó sẽ được ấp và con con ở lại trong túi cho đến khi bộ lông của chúng phát triển.
 
Dơi đuôi ngắn
 
Sinh vật "bí hiểm" này có còn tồn tại?
 
Hình ảnh dơi đuôi ngắn được minh họa như trong hình có nguồn gốc từ New Zealand. Những con dơi này sống trên mặt đất nên phát triển tứ chi thay vì cánh, chúng hoàn toàn “mất tích” từ năm 1967.
 
Một vài năm trước đây các nhà khoa học ghi nhận một âm thanh có thể là minh chứng cho sự tồn tại của loài dơi đuôi ngắn. Nhưng bộ tộc Maori sinh sống trong địa phận đó đã gây cản trở cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm loài động vật hiếm hoi này. Vì vậy, sự tồn tại của loài dơi đuôi ngắn vẫn còn nằm trong bóng tối, ít nhất cho tới bây giờ.
 
Cá heo nước ngọt
 
 
Loài cá heo nước ngọt Trung Quốc này sống ở sông Dương Tử đã có thể bị tuyệt chủng. Chỉ có 13 cá thể tồn tại được tìm thấy trong cuộc điều tra giữa năm 1997 và 1999. Cá heo nước ngọt bị đánh bắt bằng lưới, bằng thuyền hoặc chết do ô nhiễm công nghiệp ở sông Dương Tử.
 
Những lệnh cấm đánh bắt và mua bán cá đã được đặt ra, nhưng những lệnh cấm này đã bị rất nhiều người bỏ qua. Năm 2006, các nhà hải dương học công bố loài cá heo nước ngọt này đã bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vẫn còn ít nhất một cá thể đã được tìm thấy vào năm 2007.
 
Chuột núi
 
 
Khu nghỉ mát trượt tuyết ở Đông Nam Australia đã gây ra sự suy giảm đáng kể của loài chuột núi. Lý do là các vách đá và gờ đá trên sườn núi trượt tuyết đã bị mài mòn bởi lượng du khách cực kì lớn, làm loài chuột núi mất nơi cư trú và lương thực. Năm 1966, chỉ có duy nhất một cá thể chuột núi được tìm thấy trong vòng vài km vuông.
 
Chuột mõm dài
 
 
Trông hình dáng của loài chuột này giống như động vật gặm nhấm có kích thước bình thường nhưng thực chất là không phải đâu nhé! Chuột mõm dài là loài có vú duy nhất có tuyến nọc độc, thông qua các rãnh đặc biệt trong răng. Chỉ có hai loài chuột mõm dài được tìm thấy một là có nguồn gốc ở đảo Hispaniola và số ít còn lại được tìm thấy ở Cuba vào năm 2003.
 
Thỏ ven sông
 
Rất "năng suất" trong việc sinh sản...
 
Không giống như loài thỏ thông thường, trong khi loài thỏ có thể cho ra đời tới 12 chú thỏ con chỉ trong một lần sinh, thỏ ven sông chỉ sinh mỗi lần một con và chúng chỉ sống từ 3 đến 4 năm trong tự nhiên. Hơn nữa, sự tồn tại của động vật này phụ thuộc vào các thảm thực vật đất mềm được tìm thấy ven các bờ sông ở Nam Phi. Thương mại nông nghiệp đã gây rắc rối và là nguyên nhân chính cho sự suy giảm của loài động vật này.
 
Tê giác đen Sumatran
 
 
Sự suy giảm nhanh chóng của tê giác Sumatra, Đông Nam Á đã đưa tên của loài này dẫn đầu danh sách các động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tất cả các loài tê giác bị đe dọa bởi nạn săn bắt trộm để lấy sừng.
 
Lợn rừng mõm dài
 
 
Chú lợn rừng mõm dài này đang nằm gọn trong một cái lồng sắt ở Queensland, Australia. Không giống như loài chuột túi hay gấu túi sống ở nơi thoáng đãng, loài lợn mõm dài Australia sinh sống trong những nơi bẩn thỉu. Hiện chỉ có hơn một trăm cá thể lợn rừng mõm dài còn tồn tại ở Australia.
 
Lạc đà Bactria
 
 
Lạc đà Bactria dễ bị nhầm lẫn với loài lạc đà Ả-rập hai bướu. Loài này gần như bị tuyệt chủng bởi chúng bị dùng làm thực phẩm và lí do nữa là chúng bị cho giao phối với các loài thuần, do đó làm giảm số lượng những con lạc đà hoang dã.
 
Mặc dù có rất nhiều lạc đà trên hành tinh, nhưng số lượng lạc đà hoang dã trong tự nhiên cực kỳ đáng báo động. Loài lạc đà Bactria thích nghi tốt với khí hậu khắc nghiệt: lông của nó dày vào mùa đông và hầu như rụng hết vào mùa hè.
 
Tê giác Java
 
 
Được coi là loài tê giác “thủy tổ” trong các loài tê giác, tê giác Java là loài tê giác hiếm nhất trong các loài tê giác, sống tại San Diego. Mặc dù còn khoảng 50 con tê giác còn tồn tại ở Việt Nam và ở đảo Java, Indonesia, nguy cơ săn bắt trộm lấy sừng tê giác còn tiếp diễn. Nhưng thực ra sừng của chúng cũng giống như móng tay và tóc của chúng ta, nó hoàn toàn vô giá trị.
 
Hiện nay vùng sinh sống của loài tê giác Java đang bị đe dọa. Vào đầu năm nay, Quỹ tê giác Quốc tế cho biết, ba con tê giác Java đã chết bởi những nguyên nhân khác nhau, mà nguyên nhân chính là dịch bệnh.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày