Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải

A, Theo Mask Online 10:53 04/01/2013

Cùng các cập nhật: Mưa sao băng đầu tiên của năm sắp xuất hiện, NASA tiến hành thí nghiệm "kỳ quặc" lên các phi hành gia.

Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải


Theo các nhà khoa học, trung bình mỗi người chớp mắt 15 - 20 lần/phút, 1.200 lần/giờ và 28.800 lần/ngày. Bình quân chúng ta dành khoảng 10% thời gian khép mắt trong lúc tỉnh thức.

Số lần chớp mắt như vậy vượt quá sự cần thiết để làm trơn tròng mắt. Vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhằm lý giải hiện tượng con người chớp mắt nhiều lần.

Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải 1

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng chớp mắt liên tục không phải báo hiệu điềm xấu hoặc có ai đó đang nhắc đến bạn như những gì mê tín thường nói. Hiện tượng này sinh ra có thể là điều kiện giúp não nghỉ ngơi chốc lát, tạo cơ hội cho tâm trí có chút lơ đễnh trong một giây, thậm chí một vài giây.

Các nhà khoa học tại Đại học Osaka cũng cho rằng nghiên cứu này giúp các nhà khoa học phát hiện thêm về mối tương quan giữa nói dối và chớp mắt. Bởi vì, người nói dối cần tập trung chú ý cao độ nên lúc đó họ sẽ ít chớp mắt hơn.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Mưa sao băng đầu tiên của năm sắp xuất hiện


Quadrantids, một trong ba trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ đạt cực điểm rạng sáng thứ 6 tới.

Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải 2

Theo quan sát, mưa sao băng Quadrantids diễn ra từ 28/12/2012 đến 12/1/2013. Nó sẽ đạt cực điểm vào sáng 4/1 với tần suất khoảng 40 đến 60 vệt/giờ, thậm chí còn lên tới 100 vệt/ giờ trong điều kiện quan sát tốt.

(Nguồn tham khảo: Space)

NASA tiến hành thí nghiệm "kỳ quặc" lên các phi hành gia


NASA cho biết họ sẽ dùng công nghệ siêu âm để giải thích hiện tượng tăng chiều cao của các nhà du hành vũ trụ trong thời gian làm việc tại Trạm Vũ trụ quốc tế.

Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải 3

Trong một bản báo cáo mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tiết lộ, các nhà du hành vũ trụ thường cao lên “trông thấy” sau vài tháng làm việc trong môi trường không trọng lực và trở lại chiều cao ban đầu khi trở về Trái đất.

Một dụng cụ siêu âm sẽ được đặt trên khoang của Trạm vũ trụ quốc tế, giúp các nhà nghiên cứu phân tích được ảnh hưởng của hiện tượng không trọng lực lên xương sống của phi hành gia.

Ngoài việc tìm hiểu hiện tượng thay đổi chiều cao của phi hành gia, cuộc thử nghiệm còn giúp các nhà khoa học đưa ra những bài tập thể lực để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các phi hành gia trong không gian cũng như giúp các phi hành gia mau chóng hòa nhập lại cuộc sống khi trở về Trái đất.

(Nguồn tham khảo: NASA)

Thai nhi đã biết học tiếng mẹ đẻ


Trước đây, người ta vẫn tin rằng, trẻ sơ sinh bắt đầu có khả năng phân biệt các âm thanh ngôn ngữ trong vòng vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ các âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ trong 10 tuần cuối của thai kỳ.

Chớp mắt liên tục - điềm báo mê tín và lý giải 4

Các nhà nghiên cứu phát hiện, trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ và chỉ vài giờ đồng hồ sau khi sinh đã có khả năng phân biệt âm thanh của tiếng mẹ đẻ với âm thanh của ngoại ngữ.

Patricia Kuhl, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Washington, nhấn mạnh thêm rằng: “Chúng ta từng nghĩ trẻ học hỏi sau sinh nhưng hiện khám phá ra rằng hoạt động học hỏi này thậm chí diễn ra sớm hơn. Chúng hoàn toàn không mù mờ về âm tiết khi chào đời”.

(Nguồn tham khảo: ScienceDaily)