Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt

Oakley, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 12/12/2014

Hãy cứ tận hưởng cuộc sống, bởi những kịch bản Tận thế không đáng sợ như nhiều người tưởng tượng.

Trái đất va chạm với thiên thạch, hay trí thông minh nhân tạo tiêu diệt loài người… là những kịch bản về Ngày Tận thế mà giới khoa học đã và đang lo ngại. Liệu một ngày kia, Trái đất có bị một thế lực siêu nhiên nào tấn công hay chính chúng ta sẽ là hung thủ hủy diệt sự sống của hành tinh? 

Tất cả đều có thể xảy ra. Và hãy xem, các nhà khoa học nhận định, đánh giá những viễn cảnh ấy ra sao.

Kịch bản 1: Trái đất va chạm với thiên thạch

Hành tinh của chúng ta nằm trong hệ Mặt trời cùng hàng tỷ mảnh vỡ, thiên thạch có kích thước khổng lồ. Vì vậy, Trái đất không thể nào tránh va chạm với chúng mãi được. 

Nhìn lại lịch sử, 65 triệu năm trước, có thể một Sao chổi lớn đã rơi xuống bờ biển Mexico, đưa Trái đất đến với Kỷ băng hà và làm loài khủng long tuyệt chủng. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 1
Vụ va chạm thiên thạch tại khu vực nhỏ có thể gây ra những ảnh hưởng trên toàn cầu

Chính vì điều này mà nhiều người đã hình dung ra viễn cảnh số phận của con người rồi sẽ giống khủng long. Một ngày không xác định, các thiên thạch khổng lồ có thể va chạm với Trái đất, chấm dứt sự sống của muôn loài một lần nữa.

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 2
Liệu nhân loại có phải đứng nhìn cảnh tượng này...

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 3
... giống như loài khủng long?

Tuy nhiên hiện nay, các nhà khoa học đã thiết lập một hệ thống để cảnh báo các thiên thạch, tiểu hành tinh có nguy cơ bay vào khí quyển Trái đất. Vì thế, người ta tin rằng sẽ không có vụ va chạm nào đủ lớn để tiêu diệt Trái đất trong vòng ít nhất 3 tỷ năm nữa. 

Kịch bản 2: Trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ tiêu diệt loài người

Theo sự phát triển của khoa học, trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence) đã và đang ngày một được cải tiến và ứng dụng rộng rãi. 

Một mặt, điều này giúp công việc của con người trở nên đơn giản, nhàn hạ hơn. Nhưng mặt khác, nhiều chuyên gia lo ngại tới viễn cảnh robot, người máy nổi dậy và tiêu diệt chính loài người.

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 4

Một trong số đó là giáo sư Stephen Hawking. Ông cho rằng, AI sẽ không tạo ra đội quân người máy có khả năng tiêu diệt loài người và phá hủy Trái đất giống trong phim Kẻ Hủy Diệt. 

Thay vào đó, chúng sẽ kiểm soát toàn bộ hệ thống năng lượng của cả nhân loại và hủy diệt sự sống loài người mà không tốn một viên đạn.

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 5
Đội quân robot thống trị thế giới bằng vũ lực sẽ không xuất hiện...

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 6
... nhưng chúng kiểm soát sự sống của con người bằng những cách khác nhau.

Theo tính toán, trung bình sau 18 tháng, trí thông minh của máy móc lại tăng lên gấp đôi. Vì vậy, ta không thể biết tới bao giờ chúng sẽ muốn làm hại con người. 

Tuy nhiên, đừng lo lắng quá bởi theo các chuyên gia khác, IQ của chiếc máy tính thông minh nhất hiện giờ vẫn còn thua xa một con gián.

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 7
Tuy nhiên, trí thông minh tưởng chừng "bá đạo" của robot vẫn chưa bằng một con gián

Kịch bản 3: Trái đất sẽ kết thúc bởi một căn bệnh truyền nhiễm

Rất nhiều nhà tiên tri trong quá khứ đã từng tiên tri về cái kết của thế giới bởi dịch bệnh. Bà lão mù Vanga từng cho rằng, do ảnh hưởng của chiến tranh hạt nhân và chiến tranh hóa học, loài người sẽ chết vì mắc phải căn bệnh ung thư da và các hội chứng da liễu.

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 8

Câu chuyện trên làm nhiều người nghĩ tới ngay dịch bệnh Ebola đang hoành hành ở châu Phi. Hãy tưởng tượng, nếu Ebola có khả năng lây truyền qua không khí?

Với khả năng gây tử vong lớn và sức sống mãnh liệt, virus Ebola rất có thể trở thành mối đe dọa đáng sợ tới nhân loại. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 9

Tuy nhiên, khả năng này được đánh giá là khó xảy ra, nhất là với sự phát triển từng ngày của y học hiện đại thế giới. 

Kịch bản 4: Chiến tranh hạt nhân bùng nổ

Cho tới nay, kịch bản này được coi là hợp lý và có thể xảy ra nhiều nhất. Hiện trên thế giới có khoảng hơn 15.000 đầu đạn hạt nhân. Nếu tất cả phát nổ trong chiến tranh, năng lượng giải phóng ra đủ để làm sạch Trái đất vô số lần. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 10

Năm 2011, một nghiên cứu của NASA chỉ ra rằng, các cuộc chiến tranh nguyên tử có thể thải rất nhiều bụi hóa chất độc vào khí quyển. 

Ước tính cứ khoảng 100 vụ nổ như sự kiện Hiroshima năm 1945 sẽ làm giảm 1,2 độ C nhiệt độ toàn cầu. Điều này sẽ gián tiếp làm nghiêm trọng hơn tình trạng biến đổi khí hậu. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 11
Liệu đây có trở thành viễn cảnh Trái đất hậu Tận thế?

Kịch bản 5: Hố đen từ máy gia tốc hạt

Máy gia tốc hạt là thiết bị sử dụng năng lượng bên ngoài truyền cho các hạt (electron, proton...) nhằm kích thích hạt chuyển động nhanh hơn, từ đó tạo ra các phản ứng hạt nhân. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 12
Máy gia tốc hạt hiện đại và lớn nhất hiện nay là Large Hadron Collider ở Thụy Sỹ.

Otto Rossler - một nhà khoa học người Đức cho rằng việc các hạt va chạm trong máy gia tốc nếu sai sót có khả năng tạo nên một hố đen lượng tử. 

Dẫu kích thước cực nhỏ nhưng năng lượng hố đen này mang theo thì vô cùng lớn và có thể nuốt trọn Trái đất. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 13

Tuy nhiên xác suất để điều này xảy ra là vô cùng thấp. Thậm chí, tháng 3/2014, nghiên cứu đăng trên tạp chí Physical Review Letters đã bác bỏ kịch bản trên. 

Theo các chuyên gia, nếu áp dụng lý thuyết do Stephen Hawking xây dựng, người ta chứng minh rằng một lỗ đen lượng tử dù cho có hình thành cũng sẽ tự bốc hơi trong vòng một phần tỷ tỷ giây. 

Các kịch bản "Ngày Tận thế" tưởng là sợ nhưng lại thành lãng xẹt 14
Viễn cảnh này có lẽ chỉ có trong tưởng tượng mà thôi!

Nguồn: Telegraph, Livescience