Bệnh tự kỷ - thực trạng, hình ảnh và câu chuyện cảm động

Tôm, Theo Mask Online 00:00 27/04/2012

Hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ những bệnh nhân mắc căn bệnh này...

Tháng Tư được coi là Tháng Nhận thức về Tự kỷ. Đây là khoảng thời gian để tất cả chúng ta tập trung chú ý, quan tâm đến những người có bệnh tự kỷ - chứng bệnh gây ra các rối loạn phổ biến liên quan đến khả năng phát triển. Trong một nghiên cứu gần đây, các trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã ước tính rằng, cứ trong 88 trẻ em tại Mỹ thì có 1 ca được chẩn đoán mắc 1 rối loạn dạng tự kỷ, trong khi 10 năm trước, con số này chỉ là 1/156 trường hợp. 

Tuy nhiên, những trường hợp bị tự kỷ rất ít khi được chẩn đoán và điều trị sớm do nhiều nguyên nhân khách quan. Những nỗ lực của các trung tâm y tế thời gian gần đây trong việc phát hiện sớm và can thiệp giáo dục đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ, mang lại hy vọng cho những gia đình có con bị mắc bệnh tự kỷ. 

Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của con người. Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thường có biểu hiện trước khi các bé lên 3 tuổi. Với những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, lúc nào chúng cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.


Chú bé này là một trong số rất nhiều bệnh nhân tự kỷ nhỏ tuổi đang được điều trị và tư vấn tại trung tâm chăm sóc người tự kỷ ở Amman, Jordan.


Nhìn đứa con gái bé bỏng của mình đang chơi đùa hồn nhiên trong phòng, anh Christopher Astacio lại cảm thấy nhói lòng khi vừa nhận tin, cô bé được chẩn đoán mắc một dạng của bệnh tự kỷ ám thị. 


Cậu bé này đang thư giãn trong căn phòng đặc biệt có tên là “Snoezelen”, tại một lớp yoga dành cho trẻ em ở Lima, Peru. Những căn phòng này được thiết kế đặc biệt, giúp các em thay đổi cảm xúc nhờ vào hiệu ứng màu sắc, âm thanh. Nó chuyên dành để chữa trị cho những bệnh nhân tự kỷ, chấn thương não hay phục hồi chức năng.


Chơi đùa với động vật là một trong những liệu pháp thường được dùng để chữa trị cho trẻ bị tự kỷ.


Trung tâm dành cho người tự kỷ Ozark là nơi lui tới thường xuyên của những học sinh như Payton Coffee. Tuy nhiên, trung tâm này đã bị phá hủy bởi một trận gió lốc vào tháng trước.


Immaculate Murga, bệnh nhân nhỏ tuổi đang học viết chữ cái và con số tại một phòng học đặc biệt ở Thủ đô Nairobi, Kenya. 


Cậu bé người Rumani này có vẻ rất vui và hạnh phúc khi được tặng chùm bong bóng nhiều màu trong một buổi lễ dành cho người tự kỷ tại Bucharest, Rumani.


Ethan (trái) và Elliot (phải) đang cùng nhau chơi trò trốn tìm. Cả hai em đều mắc phải chứng tự kỷ và việc chơi đùa cùng nhau chính là một trong những phương pháp giúp các em có thể tương tác được với nhiều đứa trẻ khác.


Cô bé bị tự kỷ này đang có giờ thể dục trị liệu cùng giáo viên của mình tại trung tâm Dora Alonso ở Havana, Cuba.


Tay golf chuyên nghiệp Ernie Els và cậu con trai mắc bệnh tự kỷ của mình tại câu lạc bộ PGA National Golf ở Florida, Mỹ.


Bệnh nhân Thara Marie Santiago đang chuẩn bị để biểu diễn tại một buổi nhạc hội dành cho người tự kỷ. Đây là dịp để những người tự kỷ thể hiện tài năng của mình trước mọi người.


Bức tượng Phật tại Hyogo (Nhật Bản) được phủ một màu xanh để kỷ niệm Tháng Nhận thức về Tự kỷ. Hơn 2.000 danh thắng trên thế giới được “chuyển” thành màu xanh trong chiến dịch "Light It Up Blue", đánh dấu sự kiện hướng về người tự kỷ.


Một phần tòa nhà nghị viện Hungary phủ màu xanh bên cạnh con sông Danube trong cuộc họp mặt nhân dịp Ngày Thế giới nhận thức về bệnh tự kỷ.


Bức tượng Chúa Jesus ở Rio de Janeiro (Brazil) được phủ bởi màu xanh trong một buổi tuyên truyền về bệnh tự kỷ.


Một cuộc đi bộ hàng năm với chủ đề hướng về người tự kỷ diễn ra tại Rose Bowl, Pasadena, California, Mỹ.


Cô bé này đang tham gia bài tập cưỡi ngựa, một phần trong liệu pháp chữa trị tự kỷ ở một câu lạc bộ tại Paris, Pháp.


Và dưới đây là một câu chuyện cảm động...

Kể từ năm 1984, Curt Brown (đứng) đã trở thành cha nuôi của rất nhiều người đàn ông trưởng thành mắc bệnh tự kỷ. Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi thứ 65 nhưng ông vẫn không ngừng dang rộng vòng tay giúp đỡ những người không may mắn này.


Trong khi có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra phương thức thích hợp dành cho những người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ, thì theo ông, điều tốt nhất là dành cho họ một mái ấm gia đình.


Đã có những lần ông phải chào tạm biệt với những thành viên trong “gia đình” của mình khi họ chuyển đến nhà mới. Dù buồn nhưng theo ông, thật tuyệt khi họ đã tìm ra cho mình gia đình đích thực.


Dù không có một mối quan hệ ruột thịt nào, nhưng với ông, những thành viên trong gia đình nhỏ đó còn gắn bó với nhau nhiều hơn thế.