HS Phần Lan đến năm 18 tuổi mới bắt đầu thi cử

Thế Việt, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 11/07/2013

Đây là nơi mà việc tính học phí là bất hợp pháp, không có đồng phục, không có thanh tra, không có các kỳ thi cho đến khi học sinh 18 tuổi và học sinh 15 tuổi làm bài tập về nhà không quá 30 phút buổi tối.

Ông Pasi Sahlberg từng là Chánh Thanh tra các trường học Phần Lan cho đến khi quốc gia này ra quyết định giáo viên không còn cần sự giám sát. Giờ đây ông là phát ngôn viên toàn cầu cho các thông báo giáo dục của Phần Lan.

Hãy tưởng tượng một đất nước mà trẻ em không phải học trước, chỉ vui chơi cho đến khi chúng bắt đầu phải đến trường lúc 7 tuổi. Sau đó trẻ em chỉ phải tham gia các chương trình giáo dục toàn diện cho đến khi 16 tuổi. Việc tính học phí là bất hợp pháp. Không có thanh tra, không có các kỳ thi cho đến khi 18 tuổi, không có bảng xếp hạng các trường, không có ngành Thương mại Giáo dục của tư nhân, không có đồng phục học sinh. Thậm chí học sinh 15 tuổi chỉ phải làm không quá 30 phút bài tập về nhà buổi tối. Giáo viên chỉ dạy có 4 tiết học mỗi ngày, và có quyền tự chủ lên kế hoạch giảng dạy. Vì vậy, nghề giáo có thể nói là khá hấp dẫn, mỗi một khóa học giáo dục tiểu học thường có tới 10 ứng viên đăng ký.

HS Phần Lan đến năm 18 tuổi mới bắt đầu thi cử 1

Kể từ năm 2.000 Phần Lan đã liên tục đứng các vị trí gần đầu trong bảng xếp hạng quốc tế về hoạt động giáo dục, kể cả khi trẻ em được kiểm tra với các môn học Văn, Toán và Khoa học. Hơn 60% thanh thiếu niên được tham gia giáo dục đại học, chia đều trong các trường đại học và cao đẳng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phần Lan đứng thứ 3 trên thế giới về khả năng cạnh tranh nhờ vào sức mạnh của giáo dục, nhờ đó khắc phục được một số nhược điểm của quốc gia như quy định hạn chế thị trường lao động và thuế suất cao.

Phóng viên của tờ Guardian đã gặp Pasi Sahlberg, cựu giáo viên dạy toán 53 tuổi và là nhà Giáo dục, trong chuyến thăm gần đây của vị Đại sứ Giáo dục Phần Lan này tới London. Sahlberg, hiện đang phụ trách một trung tâm quốc tế tại Bộ giáo dục, từng là Chánh Thanh tra cuối cùng của các trường học Phần Lan trong đầu những năm 1990 trước khi các chính trị gia của nước này quyết định rằng giáo viên hoàn toàn có thể được tin cậy để làm công việc của mình mà không cần các hình thức thanh tra Giáo dục như trước đó. Bây giờ ông được biết đến như một phát ngôn viên toàn cầu cho ngành Giáo dục Phần Lan. Cuốn sách của ông, bài học Phần Lan (Finnish Lessons), đã được dịch ra 15 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Trung Quốc, tiếng Nga và tiếng Ả Rập, và mỗi ngày ông nhận được hai hoặc ba lời mời từ khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết cho các cuộc nói chuyện hoặc các bài giảng.

HS Phần Lan đến năm 18 tuổi mới bắt đầu thi cử 2
Ông Pasi Sahlberg, Đại sứ giáo dục Phần Lan

Nhận xét về mô hình giáo dục của nước láng giềng Thụy Điển, Sahlberg nói: "Ở Thụy Điển, tất cả mọi người đồng thuận rằng, trường học miễn phí là một sai lầm. Chất lượng không được cải thiện và công bằng đã biến mất”.

Phần Lan đã không luôn luôn là một siêu sao về giáo dục, trước những năm 1970 chỉ có ít hơn 10% học sinh tiếp tục theo học đến khi 18 tuổi. Tình hình các trường học tương tự hoặc thậm chí tệ hơn các trường ở Anh trong những năm 1950. Sau khi tham gia các bài kiểm tra ở tuổi 11, những trẻ em đạt kết quả trong top 25% hầu hết sẽ học tại các trường ngữ pháp tư nhân nếu cha mẹ có thể đủ khả năng đóng học phí. Bản thân ông Sahlberg ban đầu cũng học tiểu học đặt tại một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Phần Lan, nơi mà cha mẹ ông đều là giáo viên, và ông là một trong những người cuối cùng học tập theo hệ thống này. Ông rời trường vào giữa những năm 1970 khi nền giáo dục đã bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy từ nước Anh.

Sau đó, nền Giáo dục được cải tiến. Giảng dạy các kiến thức tổng hợp, cải cách việc đào tạo giáo viên, bỏ chương trình giảng dạy quốc gia và sau đó giao lại việc đào tạo cho các cấp giáo dục địa phương. Đầu thế kỷ này các nhà phê bình đều im lặng khi kết quả của Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Pisa) được công bố. Sau đó hàng trăm chính trị gia và nhà giáo dục đổ xô đến Phần Lan, tìm kiếm bí quyết thành công. Giáo dục Phần Lan đã nổi tiếng như một thương hiệu toàn cầu tương tự những chiếc điện thoại Nokia của đất nước này. "Pisa ngừng tranh luận về tư nhân hóa và các bài kiểm tra quốc gia", Sahlberg nói.

Sahlberg khẳng định: “Các bảng xếp hạng trường không phải là một phương pháp tốt cho hệ thống trường học. Chúng tôi không bao giờ nhắm tới mục tiêu đứng đầu về giáo dục, mà là phấn đấu tạo ra các trường học tốt nhất cho tất cả học sinh". Như nhiều nhà nghiên cứu giáo dục khác, ông lập luận rằng hầu hết các thành tích học tập mà học sinh đạt được là bởi các yếu tố ngoài phạm vi kiểm soát của các trường học, và nếu các chính trị gia muốn giúp các thế hệ trẻ em thoát khỏi đói nghèo, họ nên hoàn thiện các lĩnh vực chính sách công khác.

Phần Lan là một đất nước khá thuần nhất: thiếu thốn ở trẻ em là ít, tỷ lệ thu nhập giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất chỉ nhỏ khoảng 4/1 so với 9/1 của Vương quốc Anh. Tỷ lệ các công dân sinh ở nước ngoài là dưới 5%, thấp hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Tất cả điều này, như các nhà phê bình đánh giá, giúp Phần Lan dễ dàng để cho tất cả trẻ em nhận được các chương trình giáo dục toàn diện mà không tạo ra áp lực học tập trong học sinh và xã hội. Hàn Quốc tương tự như Phần Lan cũng đứng gần trên cùng trong bảng xếp hạng Pisa. Người trẻ Phần Lan và Hàn Quốc có ít sai sót trong chính tả, không chỉ làm cho việc đọc và viết dễ dàng hơn mà còn dành được nhiều thời gian hơn cho các môn học khác.

HS Phần Lan đến năm 18 tuổi mới bắt đầu thi cử 3

Sahlberg không hoàn toàn bác bỏ những lập luận trên, nhưng ông nhận định những ảnh hưởng khác ngoài nhà trường là quan trọng hơn. Người lớn tại Phần Lan, theo ông, là độc giả năng động nhất của thế giới. Họ đến thư viện nhiều hơn, sở hữu nhiều sách và đọc báo nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. "Đọc sách là một phần nền văn hóa của chúng tôi. Có thời kỳ bạn không thể kết hôn trừ khi bạn có thể đọc và phải kết hôn trong nhà thờ. Bây giờ, tất nhiên, bạn có thể kết hôn ở bất cứ địa điểm nào, nhưng 50 năm trước đây có rất ít sự lựa chọn ngoài việc kết hôn trong nhà thờ và 100 năm trước đây thì không có lựa chọn nào khác".

Các kỳ thi và áp lực cạnh tranh có thể đã được loại trừ từ các trường, học phí được miễn, giáo viên và học sinh có thể tập trung vào văn hóa, sáng tạo và đạo đức. Bên cạnh đó cũng có một hình thức mà vài kỳ thi vẫn tồn tại ở mức các cấp học cao. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 quốc gia có từ 155 năm nay sẽ chỉ tổ chức bởi các trường chung, và đỗ kỳ thi này là yêu cầu tối thiểu để được nhập học đại học. Khi học đại học SV sẽ được tài trợ toàn bộ lệ phí (bao gồm tất cả những thứ khác như bữa ăn tại trường, và hoàn toàn miễn phí cho đến khi tốt nghiệp đại học), kỳ thi sẽ có bài kiểm tra của ít nhất là 4 môn học. Để nghiên cứu một đề tài cụ thể tại các cơ quan tổ chức nào đó, SV sẽ phải tham gia nhiều bài kiểm tra hơn.

Về vấn đề xuất khẩu giáo dục của Phần Lan, Sahlberg cho rằng: Xuất khẩu giáo dục để có những câu chuyện thành công không phải là minh chứng rõ ràng, bởi có nền giáo dục của quốc gia khác đã thực hiện điều này và làm giảm đi nền văn hóa của nó.

Sahlberg là một cá nhân, một đại sứ giáo dục khiêm nhường khi truyền bá những thông điệp về "phép lạ của Phần Lan". Ông Sahlberg nhận định: "Nếu hỏi rằng tương lai hệ thống giáo dục của Phần Lan vào năm 2030, nhiều người sẽ nói nó giống như bây giờ. Chúng tôi không có nhiều ý tưởng để làm mới hệ thống của mình. Chúng tôi cần giảm tính hình thức, giảng dạy kiến thức cơ bản, tăng cá nhân hoá việc học tập và tập trung hơn vào việc phát triển các kỹ năng xã hội và làm việc nhóm. Chúng tôi không nói những điều này là tất cả".