Đừng buồn khi bạn chưa có định hướng sau khi ra trường

Quỳnh Trang, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 29/03/2015

Nếu cuộc sống của bạn đang ở thời điểm này thì đừng căng thẳng, hãy suy ngẫm để nhận ra tiềm năng của mình và chọn cho mình một công việc phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Nếu bạn đang ở trong giai đoạn khó hiểu và cảm thấy sợ hãi, chẳng có định hướng gì và chẳng biết làm gì sau khi ra trường. Đây là một điều hết sức bình thường. Rất nhiều sinh viên đã học đại học và nhận ra mình không hề hợp với ngành nghề đã chọn và muốn chuyển nghề. Rất nhiều sinh viên ra trường đang làm trái ngành, trái nghề. Nếu cuộc sống của bạn đang ở thời điểm này thì đừng căng thẳng, hãy suy ngẫm để nhận ra tiềm năng của mình và chọn cho mình một công việc phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. 

1. Bạn đã có 1 tấm bằng

Thậm chí nếu bạn không có định hướng gì sau khi ra trường, bạn vẫn có một tấm bằng đại học, và đó là một thành tựu rất lớn. Trường đại học không chỉ mang lại cho bạn một tấm bằng mà còn nhiều hơn thế, đó là cơ hội được tìm hiểu, khám phá bản thân và tìm ra công việc mình thực sự muốn làm. 

2. Dù tin hay không, bạn vẫn còn trẻ

Chuyện bạn đã tốt nghiệp không làm bạn “già đi” bởi vì bạn vẫn có cuộc sống ở phía trước. Đừng e ngại về những sai lầm trong quá khứ. Bạn chỉ là chưa có kế hoạch cho tương lai, đặc biệt là ở thời điểm này.



3. Bạn có thể dành thời gian này để khám phá

Cuộc sống sau khi ra trường vẫn là thời điểm tốt nhất để đi du lịch và "tìm thấy chính mình. Hãy xách ba lô lên và đi trong một vài tháng. Bạn không có nghĩa vụ cũng như ràng buộc nào cả và đây là một lợi thế. Khi bạn vẫn còn đang đi học, có rất nhiều tiết học cũng như hoạt động ngoại khóa khiến bạn không thể đi xa. Nhưng đây có thể là thời điểm tốt để thực hiện những dự định dang dở khi bạn còn là sinh viên. 

4. Nhiều người thường xuyên thay đổi công việc và chuyện đó hoàn toàn bình thường

Đừng bó buộc mình vào suy nghĩ rằng mình đã ra trường và mình phải ổn định công việc hay tìm thấy một công việc mình có thể gắn bó cả đời ngay sau khi ra trường. Mọi người đổi nghề cách thường xuyên hơn bạn nghĩ. Quan trọng là họ biết chớp lấy cơ hội để có được công việc như mình mơ ước. Đừng ngại học tập và tìm hiểu ngành nghề mới để bắt đầu một con đường sự nghiệp mới.

5. Cuộc sống sau đại học là cơ hội vàng để bạn khám phá những niềm đam mê

 Khi đã tốt nghiệp, bạn có nhiều cơ hội và thời gian hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Và khi gắn bó với niềm đam mê ấy, cơ hội để bạn tìm kiếm một công việc liên quan đến niềm đam mê ấy là rất cao.



6. Hãy tham gia những câu lạc bộ liên quan đến nghề nghiệp mà bạn quan tâm

Hãy tận dụng lợi thế của các câu lạc bộ và các khóa học ngắn hạn ở nhà trường để phát triển con đường sự nghiệp mới. Ví dụ, nếu bạn thích nghề báo, hãy tham gia câu lạc bộ truyền thông của trường, nếu bạn yêu thích triết học, câu lạc bộ những người yêu mến triết học luôn dang rộng vòng tay với bạn. Hãy tham gia để thu thập cho mình những kinh nghiệm về nghề nghiệp mà mình quan tâm và yêu thích.

7. Không có giới hạn cho sự nghiệp của bạn

Sự nghiệp không có điểm đầu, cũng không có điểm cuối. Có nhiều người thành công trong sự nghiệp rất sớm, có những người thành công muộn hơn. Henry Royce đã thành công khi sáng lập thương hiệu Rolls-Royce với đồng nghiệp của mình Charles Rolls vào năm 1904 ở tuổi 43 và cả Charles Flint, người đã tung ra IBM ở tuổi 61. Điều đó cho thấy, bạn chỉ thất bại khi ngừng cố gắng. Nếu bạn cần phải trả lại khoản vay sinh viên ngay lập tức, hãy làm một công việc bán thời gian trong khi chờ đợi một công việc ưng ý.