6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua

Cá Mập, Theo Trí Thức Trẻ 01:20 25/12/2012

Năm 2012 với nhiều sự kiện, vấn đề gây chấn động như clip gian lận ở Đồi Ngô, trào lưu thầy cô cũng hot như sao, vụ trường học quốc tế đột nhiên biến mất,... và những vụ tự tử của học trò.

1. Clip gian lận thi cử tại Đồi Ngô – “bí mật” được bật mí

Kì thi tốt nghiệp THPT 2012 kết thúc cũng là lúc nền Giáo dục “sục sôi” trước sự xuất hiện của 6 clip gian lận thi cử tại hội đồng thi số 8, trường THPT DL Đồi Ngô thuộc tỉnh Bắc Giang. Cụ thể đó là clip giáo viên ném phao thi trong môn Toán, thí sinh bỏ cả tài liệu lên bàn chép trong môn Văn, giáo viên trực tiếp giúp đỡ thí sinh giải đề thi tiếng Anh và “nhắm mắt làm ngơ” để mặc thí sinh tự do thảo luận, chép bài trong giờ thi môn Lịch sử, Địa lý và Hóa học.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 1
Giáo viên thản nhiên như không biết gì khi học sinh đang hỏi bài nhau.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 2

Những clip này được chính bạn thí sinh ngồi trong phòng thi vừa làm bài vừa quay lại, và được gửi tới báo chí bởi người đương thời Đỗ Việt Khoa.

Thông tin về các vụ gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong ngành Giáo dục lan truyền nhiều trong cộng đồng, nhưng có lẽ phải tới khi những “bí mật” này bị phanh phui bởi chính người trong cuộc, chúng ta mới bàng hoàng nhìn nhận sự thật không mấy “tươi sáng” này. Những cá nhân có hành vi vi phạm quy chế thi xuất hiện trong clip đều đã bị kỉ luật, nhưng không ai dám chắc trường hợp như thế này có tái diễn nữa hay không. 

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 3
hao môn Toán được những giáo viên không có nhiệm vụ coi thi ở lại trường làm công tác phục vụ trường thi giải rồi dùng máy photo của trường sao thành nhiều bản tuồn lên các phòng thi phát cho thí sinh chép

Hơn nữa, những “người hùng” – những bạn học sinh dũng cảm đứng ra “gánh trách nhiệm” mang máy quay vào phòng thi, tố cáo những hành vi gian lận cũng đã phải đối mặt với những hiểm nguy từ những người bị-thiệt. Mặc dù các thầy giáo đã nói về những bạn này bằng cụm từ “vừa có công vừa có tội” nhưng trước hết, chúng ta vẫn cần cảm ơn họ, để thấy rằng cuộc đời này vẫn còn nhiều lắm những người dám bước ra khỏi đám đông và cất cao tiếng nói. 

2. Bạo lực học đường – sự cộng hưởng của thời đại số

Bạo lực học đường (thầy đánh trò, trò đánh nhau) không phải là một vấn đề mới hay chưa từng xuất hiện trong đời sống học đường. Nhưng phải tới khi Internet xuất hiện, với những thiết bị công nghệ số như điện thoại, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm có thể ghi lại những cảnh tượng “kinh hoàng” và “thót tim” như vụ cô giáo Võ Thị Thiện Tâm (Thừa Thiên Huế) dùng cán chổi đánh bầm mông một số học sinh không tuân thủ quy định chào cờ, cô giáo quất học sinh bằng roi ngay tại lớp, hiệu phó tát học sinh lớp 4 do nợ 6.000 đồng,… 

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 4
Đã có hơn 15 học sinh cả nam lẫn nữ, lần lượt bị thầy đánh bằng đoạn cây khá to xuất hiện trong đoạn clip dài hơn 10 phút hồi tháng 3 vừa rồi. 

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 5
Nữ sinh Cao Bằng đánh nhau vỡ cả đầu hồi tháng 8

Nhờ các công cụ số, các bạn học sinh, mặc dù không thể hoặc không muốn tham gia can ngăn nhưng đã có thể quay lại, chụp lại như một cách tố giác, ngăn chặn những trường hợp tương tự xảy ra. Đáng buồn là trong một vài trường hợp, như cái chết của Lê Thị Thu Thảo, lớp 10 trường THPT Bán công Nam Kỳ Khởi Nghĩa được quay lại bởi chính những những người bạn của mình. Thảo bị Thu, học sinh lớp 10A7 cùng trường đâm chết, trong khi những người bạn đứng xem chỉ biết quay clip mà không can ngăn hay báo thầy cô. Thậm chí, ngay cả khi Thảo bị đâm tới ngất xỉu, không ai dám đứng ra đưa Thảo đi cấp cứu. Cô bạn đã chết trên đường đến bệnh viện.

Tương tự, vụ việc một sinh viên trường ĐH Kinh Doanh Công Nghệ Hà Nội bị đâm chết dã man ngay tại lớp, chỉ vừa mới xảy ra vào những ngày cuối năm, đã làm xôn xao cả dư luận chỉ vì cái nhìn đểu của cậu sinh viên trẻ. Đó là quá đủ để rung lên hồi chuông cảnh báo với sự manh động của những người trẻ và sự thiếu nhân đạo trong cách cư xử giữa người với người.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 6
Bùi Ngọc Quân (sn 1991) là một trong số hung thủ trong vụ án đâm chết bạn gây xôn xao cuối năm 2012.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 7
Vũ Ngọc Cương - nạn nhân trong vụ bạo lực học đường gây xót xa.

3. 2012 - Cuộc đổ bộ của những bài văn lạ

Trước hết là bài văn của cậu học trò nghèo – “đứa con ngốc nghếch” Nguyễn Trung Hiếu hồi cuối năm 2011. Bằng lời văn mộc mạc, cậu học trò lớp Lý trường Ams đã bộc lộ tình cảm chân thành và tha thiết với mẹ mình. Không quá cầu kì và hoa mĩ, Hiếu đã dẫn người đọc vào từng ngóc ngách, góc cạnh trong cuộc sống hằng ngày của mình, những tảo tần, đau đớn của mẹ, sự thông cảm và thấu hiểu của những người trong gia đình cậu… Hiếu không một lần oán trách số phận hay gục ngã mà ngược lại, luôn không ngừng vươn lên để sống và cố gắng, bảo vệ gia đình bé nhỏ của cậu. 

Sau đó đến đầu năm 2012, hàng loạt các bài văn lạ khác được cư dân mạng khai thác và share rầm rộ. Điển hình là bài văn liên quan đến Thánh Gióng, bài văn về "thiếu quạt", hay bài văn 3 điểm của một nữ sinh nhập vai Cám,... được lan truyền với một tốc độ chóng mặt. Những tư tưởng, nhận xét trái chiều về bài văn này tới nay vẫn còn tồn tại trong cư dân mạng. 

4. Những cái chết không đáng

Trong cuộc sống này, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bức xúc, bất đồng với những người xung quanh, thậm chí bị hiểu lầm. Nhưng thay vì kiên nhẫn lắng nghe và tìm cách chứng minh, giải thích thì một số bạn học sinh lại chọn cách tự tử, tự làm đau mình để phản kháng. Tháng 10, một nữ sinh tên Thế Y ở Quảng Ngãi đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo. Hay C.T (SN 1998, TP HCM) đã dại dột uống thuốc diệt cỏ tự tử chỉ vì làm mất hơn 600 ngàn tiền quỹ của lớp. 

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 8
Di ảnh của nữ sinh T - học sinh lớp 9/6 trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng huyện Củ Chi, TP.HCM trong vụ tự tử vì làm mất tiền quỹ lớp.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 9
Lá thư thứ 1 được L. viết gửi thầy cô và bạn bè trước khi quyên sinh cũng vì làm mất tiền quỹ

Mạng sống của ta, cuộc đời của ta được kết tinh bởi tình yêu của mẹ cha, sự chăm sóc của những đấng sinh thành và tình yêu của những người thân, bạn bè. Thế nhưng, chỉ vì những cảm xúc bồng bột, những lý do nhỏ nhặt mà nhiều bạn học sinh đã chọn cách kết liễu cuộc đời mình. Họ nghĩ rằng như vậy là tốt, là có thể chứng minh rằng mình giỏi, mình trong sạch. Thực ra đó là cách trẻ con và bồng bột nhất. Giá như chúng ta kiên nhẫn hơn để lắng nghe nhau, giá như chúng ta mở lòng hơn để sẻ chia với nhau, những cái chết thương tâm và không đáng như thế chắc chắn sẽ không thể xảy ra.

5. Trường quốc tế đột nhiên biến mất – trăm triệu niềm tin bay theo

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 10

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 11
Vụ biến mất của trường Melior làm nhiều học sinh Việt Nam có ác cảm với các trường quốc tế.

Tháng 11, trường Đại học quốc tế của Singapore - Melior chi nhánh TP HCM đã đột ngột biến mất, khiến phụ huynh và học sinh hoang mang không biết tìm đâu để… đòi học phí, bảng điểm. Được biết ngôi trường này từng bị bộ GDĐT thanh tra, xử phạt nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động bằng cách trấn an phụ huynh học sinh rằng điều ấy hoàn toàn không có thực. Vụ việc này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang lo lắng. Mong rằng sau này, những trường hợp bị lừa gạt do “sính ngoại” và chưa tìm hiểu kĩ thông tin, đặt niềm tin sai chỗ như thế này sẽ không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và học sinh Việt Nam chúng ta nữa.

6. Thầy cô cũng… hot như trò

Không tham gia Showbiz, không nổi tiếng với những bộ ảnh lung linh, nhưng các thầy cô giáo trẻ vẫn được học trò của mình thần tượng và hâm mộ như những hot girl, hot boy vậy.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 12
Cô giáo "xì-tin" Phan Hồng Anh của trường Ams Hà Nội trở thành cơn sốt một thời.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 13
Thầy Võ Trọng Phúc của Vietnam Got Talent 

Thầy Lại Tiến Minh (giảng viên trường ĐH Kiến Trúc), với ngoại hình trẻ hơn rất nhiều so với tuổi đã “đốn tim” không biết bao nhiêu bạn học sinh. Kết quả là một fanpage trên FB đã ra đời với gần 2.000 lượt like và theo dõi. Thầy Mai Tuấn Nam, phòng Quản lý đào tạo trường ĐH Ngoại Thương cũng gây ấn tượng với các bạn nữ sinh viên bởi nét xì tin, tác phong nhanh nhẹn và độ nhiệt tình của mình. Cô giáo 9x Phạm Hồng Anh, người từng đạt nhiều học bổng cao của khoa Toán Tin trường ĐH sư phạm Hà Nội, ngay khi đầu quân về trường Hà Nội Amsterdam đã khiến học trò của mình liêu xiêu. Cô giáo trẻ trung, xinh xắn và có vẻ đẹp ngây thơ hệt một cô nữ sinh nhưng lại rất năng động và tài giỏi khiến học trò không ngớt khâm phục.
Các thầy cô khác như cô Dung (trường Phan Đình Phùng), thầy Sĩ (trường ĐH Ngoại Thương),… cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng sinh viên bằng sự tân tụy, cách giảng bài hấp dẫn của mình.

6 sự kiện học đường nổi cộm nhất trong năm qua 14
Thầy Khắc Hiếu - giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Chúng ta đang sống ở thời đại vị trí của người thầy trong nhà trường không còn là độc tôn. Trò không học bằng cách thụ động mà chủ động tiếp nhận, phản hồi và đưa ra ý kiến. Bởi vậy, trò biết đâu là người thầy có thể khơi gợi cảm hứng cho mình, mang lại động lực học cho mình. Đó cũng chính là lý do chúng ta tìm kiếm, lập hội và “tôn vinh” những người thầy, người cô đã khiến mỗi ngày đến trường của chúng ta thực sự trở thành một ngày vui.