Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới

Bơ Spiderum, Theo Thời Đại 08:00 23/10/2017

Đã bao giờ bạn thử thắc mắc những ý tưởng và quá trình làm nên các kỳ quan thế giới vĩ đại được hình thành và diễn ra như thế nào chưa? Hãy thử khám phá ý tưởng của 7 kỳ quan sau đây và xem các tác phẩm này có đi đúng hướng kiến trúc ban đầu không nhé!

Kim Tự Tháp Ai Cập

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 1.

Lớp phản quang sáng chói này đã bị một trận động đất khổng lồ phá hủy vào năm 1301.

Ban đầu, những Kim Tự Tháp Ai Cập được bao phủ bởi một lớp phản quang làm từ đá vôi bóng loáng. Nếu làm được như vậy, những Kim Tự Tháp này sẽ góp phần làm sáng thị lực người xem, khiến biểu tượng vua Ai Cập cổ đại (pharaohs) trở nên uy quyền hơn. Những người làm nên Kim Tự Tháp từng lấy lớp đá vôi này từ Israel, hoặc thậm chí từ vũ trụ. 

Tuy nhiên, lớp phản quang sáng chói này đã bị một trận động đất khổng lổ phá hủy vào năm 1301. Một số tài liệu cho rằng, lớp phản quang này đã được dùng để xây dựng lại những tòa nhà tại thành phố Cairo sau khi bị quân Ả Rập phá hủy vào thế kỷ 12.

Vương cung thánh đường Sagrada Familia (Tây Ban Nha)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 2.

Vì quá trình hoàn thành kiến trúc theo bản vẽ gặp nhiều bất lợi, thêm vào đó là sự chậm trễ trong quá trình gây quỹ, mà đến tận bây giờ thánh đường vẫn chưa được xây xong.

Kiến trúc của thánh đường này được hình thành từ năm 1882. Theo tính toán từ kiến trúc sư Antoni Gaudi - người làm nên thánh đường này - lẽ ra nơi này sẽ được làm trong vòng 3 đến 4 thế kỷ theo những kỹ thuật sẵn có vào cuối thế kỷ 19. 

Tuy nhiên, vì quá trình hoàn thành kiến trúc theo bản vẽ gặp nhiều bất lợi, thêm vào đó là sự chậm trễ trong quá trình gây quỹ, mà đến tận bây giờ thánh đường vẫn chưa được xây xong. Hiện tại, tất cả mọi người vẫn đang lạc quan tin rằng, nó sẽ được đưa vào sử dụng trước năm 2026 - gần 1 thế kỷ sau sự ra đi của kiến trúc sư sáng tạo ra thánh đường.

Đấu trường La Mã (Ý)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 3.

Đấu trường La Mã được xây từ thế kỷ 1 và thật đáng tự hào, vẻ đẹp cổ đại và tráng lệ của nó vẫn được duy trì ít nhiều đến tận 1000 năm sau.

Đấu trường La Mã được xây từ thế kỷ 1 và thật đáng tự hào, vẻ đẹp cổ đại và tráng lệ của nó vẫn được duy trì ít nhiều đến tận 1000 năm sau. Vào giữa thế kỷ 14, một trận động đất mạnh đã tấn công vào thành phố Rome khiến nó bị phá hủy phần nào, đặc biệt là phía nam của Đấu trường. 

Sau đó, đấu trường được coi như nguồn cảm hứng để xây dựng những công trình mới tại Ý. Mặc dù bị phá hủy khá nhiều bởi động đất, Đấu trường La Mã hiện vẫn được coi là một trong những kỳ quan kỳ vĩ nhất thế giới.

Tòa tháp Ấn Độ (Ấn Độ)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 4.

Tháp Ấn Độ có thể được coi là một tòa nhà chọc trời của thành phố Mumbai.

Tháp Ấn Độ có thể được coi là một tòa nhà chọc trời của thành phố Mumbai. Nó sinh ra như với sứ mệnh trở thành tòa nhà cao thứ hai nhất thế giới, cạnh tranh với tòa Burj Khalifa tại Dubai. Thậm chí, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Giorgio Armani còn từng tham gia vào quá trình kiến tạo nên tòa tháp. Tuy nhiên vào năm 2011, công trình đã bị bỏ lửng.

Đền Parthenon (Hy Lạp)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 5.

Đền Parthenon đón chào du khách đến thăm trong tình trạng vẫn chưa hoàn thiện.

Đền Parthenon là công trình kiến trúc truyền đời nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ngôi đền do người Hy Lạp cổ đại xây dựng nhằm thờ phụng nữ thần Athena bên cạnh vệ thành Athens. Đây là công trình có kiến trúc khá phức tạp. 

Theo truyền thuyết, ngôi đền từng bị những kẻ bạo ngược độc ác, những kẻ tham ô, các trận hỗn chiến, hỏa hoạn, súng lửa phá hoại và thậm chí từng bị ép chuyển thành nhà thờ đạo Cơ-đốc, sau đó là nhà thờ Hồi giáo. Hiện tại, đền Parthenon đón chào du khách đến thăm trong tình trạng vẫn chưa hoàn thiện.

Ngọn tháp của Ả Rập - Burj Al Alam (vương quốc Ả Rập thống nhất)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 6.

Burj Al Alam (ngọn tháp của Ả Rập) là tên gọi cho một dự án tòa tháp chọc trời cao 510 m và có hình dạng một bông hoa pha lê.

Burj Al Alam (ngọn tháp của Ả Rập) là tên gọi cho một dự án tòa tháp chọc trời cao 510 m và có hình dạng một bông hoa pha lê. Theo dự kiến, tòa tháp này phải được hoàn thành vào năm 2009, nhưng vì khủng khoảng tài chính toàn cầu nên việc xây dựng công trình này bị bỏ dở. Đến năm 2013, kế hoạch kiến tạo tòa tháp đã chính thức được bãi bỏ.

Tòa tháp Thống Nhất (Ba Lan)

Hình dạng thực sự đằng sau 7 công trình nổi tiếng trên thế giới mà ít người ngờ tới - Ảnh 7.

Hiện tại, các kiến trúc sư lại đang xem xét đến việc đưa tòa nhà này trở thành khu căn hộ cao cấp.

Tòa tháp Thống Nhất (Unity Tower) được xây dựng với mục đích làm văn phòng làm việc cho Hiệp hội Kỹ thuật công trình Ba Lan. Bắt đầu khởi công từ năm 1975, nhưng tòa nhà bị hoãn thi công tới tận 6 năm sau do một số vấn đề về kinh tế. 

Kể từ đó, tòa nhà cao nhất Krakow đứng sừng sững một mình trước dòng chảy thời gian. Tuy nhiên, hiện tại, các kiến trúc sư lại đang xem xét đến việc đưa tòa nhà này trở thành khu căn hộ cao cấp.