Hãy quên đi những gì chúng ta biết về muối sau khi đọc nghiên cứu khoa học mới mẻ này

Phương Mai, Theo Trí Thức Trẻ 11:33 11/05/2017

Liệu muối có thực sự là tác nhân làm bạn “khát nước”? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Từ bấy lâu nay, mọi người vẫn thường cho rằng, khi ăn đồ ăn có nhiều muối, ta thường cảm thấy khát và có nhu cầu uống nhiều nước hơn.

Nhưng theo những nghiên cứu khoa học, muối có giá trị thú vị và không làm ta khát - trái ngược hẳn với những gì mà chúng ta nghĩ 

Trước hết, chúng ta hãy cùng theo dõi những kết quả thu được từ thí nghiệm khoa học trên nhóm phi hành gia thực tập của Jens Titze, từ Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt của Tennessee. Nghiên cứu này được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1994.

Hãy quên đi những gì chúng ta biết về muối sau khi đọc nghiên cứu khoa học mới mẻ này - Ảnh 1.

Nhóm phi hành đã tham gia nghiên cứu của Titze

Theo đó, các phi hành gia thực tập đã nhận thấy lượng muối họ nạp vào cơ thể trong vòng 24 tiếng không hề khiến họ khát nước. Bởi nhờ có muối, cơ thể của họ có thể duy trì được năng lượng và tự tiết ra một lượng nước phù hợp để phục vụ nhu cầu sinh tồn.

Hơn nữa, Titze cũng đưa ra kết luận rằng, nồng độ natri trong muối không có mối tương quan quá chặt chẽ đối với việc sản xuất nước tiểu.

Một số nhà khoa học khác cho rằng, khi chúng ta tiêu thụ nhiều muối hơn, cơn khát ập đến đòi hỏi chúng ta phải tiêu thụ một lượng nước thích hợp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể cân bằng lượng muối narti ta nạp vào.

Tuy nhiên, đó không phải là những gì mà Titze rút ra qua nghiên cứu đầu tiên của mình. Ông tiếp tục cố gắng tìm ra lời giải đáp hợp lý khi tiến hành thêm hai nghiên cứu mới nhất.

Lần đầu tiên, ông tập hợp 10 phi hành gia trong điều kiện không gian sống mô phỏng như trên sao Hỏa và đưa cho họ chế độ ăn kiêng được kiểm soát chặt chẽ với lượng muối thay đổi từ 6, 9 và 12 gram mỗi ngày.

Hãy quên đi những gì chúng ta biết về muối sau khi đọc nghiên cứu khoa học mới mẻ này - Ảnh 2.

Đúng như mong đợi của Titze, ông phát hiện ra khi phi hành đoàn ăn nhiều muối, họ cũng sẽ bài tiết ra nhiều muối hơn. Khi đó, thể tích nước tiểu tăng và nồng độ natri trong cơ thể vẫn ổn định. Ngạc nhiên hơn cả, phi hành đoàn bắt đầu uống ít nước khi lượng muối trong cơ thể họ tăng lên.

Ông tiết lộ rằng:"Cơ thể rất có thể đã tự tạo ra nước khi lượng muối ăn vào càng nhiều" . Những người tham gia trải nghiệm chia sẻ rằng họ cảm thấy đói hơn là khát khi lượng muối tổng thể trong đồ ăn tăng lên.

Nghiên cứu thứ hai được thử nghiệm trên chuột, kết hợp cùng với thử nghiệm trên các phi hành gia để tìm ra lý do tại sao họ lại cảm thấy đói hơn là khát. Điều này dường như cũng xảy ra đối với nhóm chuột thí nghiệm. 

Khi nồng độ muối tăng lên, cơ thể chuột tiết ra hormone glucocorticoid ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và hệ thống miễn dịch.

Các glucocorticoids dường như phá vỡ protein cấu tạo cơ và chuyển thành urê. Urê thường hỗ trợ bài tiết trong cơ thể, nhưng trong trường hợp này, nó lại có tác dụng giữ nước.

Hãy quên đi những gì chúng ta biết về muối sau khi đọc nghiên cứu khoa học mới mẻ này - Ảnh 3.

Các nhà khoa học trước đây suy luận rằng các ion natri và clorua trong các phân tử nước muối sẽ được bài tiết thành nước tiểu, nhưng urê có vẻ như đã ngăn chặn sự diễn ra của quá trình đào thải này. Nói cách khác, thận sẽ co lại khi ăn nhiều muối hơn để đảm bảo cân bằng nước được luôn được duy trì trong cơ thể.

Friedrich C. Luft thuộc Trung tâm Y học phân tử Max-Delbrueck ở Đức cho biết: "Tạo hóa dường như đã tìm ra cách để giúp chúng ta bảo tồn nước trong cơ thể, nếu không lượng nước đó sẽ được bài tiết thành nước tiểu."

Quá trình giải phóng nước cho cơ thể cũng cần nhiều năng lượng hơn, điều này giải thích cảm giác đói. Trong thử nghiệm chuột, chúng có thể ăn nhiều hơn 20-30% lượng thức ăn khi cho nhiều muối.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ăn nhiều muối tốt cho cơ thể bạn. Vì thế bạn không nên quá lạm dụng loại gia vị này.

Nguồn: Science Alert