“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa?

Q, TOBY, Theo Helino 21:10 05/11/2019

Hát đè - một khái niệm mà các khán giả nghe nhạc quốc tế chẳng thấy có gì to tát, lại trở thành một đề tài tranh cãi với những khán giả lớn tuổi hoặc ít nghe nhạc đương đại. Họ cho rằng mình đang bị lừa dối và qua mặt khi xem sự cố của Bích Phương.

Cách đây không lâu, câu chuyện về chiếc áo màu gì: trắng - xanh hay nâu - đen đã làm dậy sóng cộng đồng mạng một thời gian dài. Hàng loạt tranh cãi đã nổ ra, từ tranh luận đến đôi co căng thẳng. Chủ nhân bức ảnh cũng phải hoang mang mơ hồ: "Rút cục chiếc áo này có màu gì?" khi mà số đông chia rẽ đáp án và bảo phía còn lại bị "mù màu". Câu chuyện từ sự cố Bích Phương lần này cũng thế. Từ khán giả, người trong giới có chuyên môn đều bị cuốn vào vòng xoáy tranh cãi khó phân định.

"Không có khái niệm hát đè, nhép là nhép"?

Trong khi một loạt tên tuổi đạo diễn Việt Tú, producer DuongK, nhạc sĩ Phạm Thanh Hà đều bênh vực và ủng hộ Bích Phương thì một vài tên tuổi giảng viên thanh nhạc, trong đó có Á Quân Hiền Anh của Sao Mai 2007 chia sẻ quan điểm: màn biểu diễn của Bích Phương, dù gọi bằng thuật ngữ nào, đều vẫn chỉ là hát nhép chứ không có khái niệm "hát đè".

Những nhận xét này ngay lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích từ cả công chúng lẫn người nổi tiếng. Bên cạnh những ý kiến khá gay gắt từ cộng đồng người nghe nhạc, hạc sĩ Mew Amazing nhận xét trên trang cá nhân: "Hỏi giảng viên thanh nhạc về khái niệm trình diễn giải trí là lố lăng" và nhận được sự đồng tình từ diva Thu Minh.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 1.

Một nhạc sĩ chia sẻ: "Thực ra, các giảng viên thanh nhạc này chia sẻ khá thành thật. Đúng là trong thanh nhạc thì không có khái niệm "hát đè", đơn giản vì "hát đè" là một khái niệm thuộc về ngành biểu diễn chứ chẳng tồn tại trong thanh nhạc, nhưng họ cũng sai vì trong chuyên môn của họ cũng không có khái niệm "hát nhép".

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 2.

Chuyên môn của một giảng viên thanh nhạc là những kỹ thuật thuần về giọng hát và cách hát, rất có khả năng họ chưa từng làm việc với một producer nhạc dance nào, chưa từng ghi âm ra một bản thu nhạc dance nào. Họ cũng chỉ thành thật nói trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của mình thôi."

Vậy hát đè và hát nhép có giống nhau không? Nguyễn Trần Trung Quân, Thủ khoa Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Top 4 cuộc thi "Sao Mai Điểm Hẹn 2014" chia sẻ: "Tôi là người được đào tạo bài bản về thanh nhạc, khắt khe vô cùng trong chuyên môn; tuy nhiên tôi không đồng tình với ý kiến của các giảng viên thanh nhạc này. Có những giảng viên còn nhầm lẫn và sai lệch giữa khái niệm hát đè và hát nhép. Đây là 2 việc hoàn toàn khác nhau. "Hát nhép" là bạn thu trước một bản thu hoàn chỉnh, chỉ cần bật nhạc, micro sẽ không mở và nhép theo lời bài hát đã được thu âm xử lý kỹ lưỡng. Còn hát đè là để giọng của mình ở một âm lượng vừa đủ để bổ trợ cho việc trình diễn, ca sĩ vẫn hát thật."

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 3.
“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 4.

Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền cũng bày tỏ quan điểm: "Hát đè và hát nhép khác nhau. Riêng chữ "đè" và chữ "nhép" đã mang hai hàm nghĩa riêng biệt rồi. Hát đè vẫn là hát live trên nền nhạc đã có giọng để đảm bảo chất lượng của tiết mục được diễn ra một cách tốt nhất, hoàn toàn khác với hát nhép. Trên thế giới hầu hết ca sĩ vừa nhảy vừa hát đều phải hát đè cả."

Ca Sĩ Đoàn Thúy Trang, quán quân Sao Mai 2011, đồng thời cũng đang là giảng viên thanh nhạc thì chia sẻ: "Các sao quốc tế hay ở Hàn Quốc hiện nay họ đều sử dụng phương pháp và kỹ thuật hát như thế. Các giáo viên thanh nhạc nhận xét trường hợp của Bích Phương có lẽ họ vẫn chưa cập nhật những phương pháp biểu diễn mà thế giới đang làm."

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 5.
“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 6.

"Chúng tôi bỏ tiền không phải đi để xem hát đè"?

Hát đè là một khái niệm quen thuộc với những người nghe nhạc trẻ, thường xuyên nghe nhạc quốc tế, họ khá khó hiểu tại sao một chuyện rất bình thường như vậy lại có vẻ ầm ĩ không cần thiết. Nhưng với các khán giả lớn tuổi và ít cập nhật tìm hiểu về âm nhạc, ý nghĩ "trong nhạc nền đã có giọng thu trước" dễ mang đến một cảm giác lừa gạt, sai trái.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 8.

Bên cạnh sự ủng hộ và thông cảm của nhiều khán giả trẻ, vẫn có thể bắt gặp một vài ý kiến gay gắt "Chúng tôi trả tiền không phải để được xem hát đè", "Hát đè hay nhép thì đều là lừa dối, chúng tôi cần 1 lời xin lỗi"... Không rõ những chủ nhân này có thường xuyên bỏ tiền mua vé xem ca nhạc thật không, hay như vài tên tuổi showbiz cũng kháo nhau "một vài tờ báo khá cố chấp seeding comment châm ngòi cho quan điểm tiêu cực của họ"; nhưng cảm giác tiêu cực về khái niệm hát đè với một vài khán giả là có thật.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhạc sĩ, ca sĩ đều bênh vực và ủng hộ vấn đề hát đè. Từ những tên tuổi kỳ cựu như Thu Minh, Duy Mạnh… các nhà sản xuất bài bản phạm vi quốc tế như Dương Khắc Linh, đạo diễn Việt Tú hay các tên tuổi trẻ như DuongK, Phạm Thanh Hà, Mew Amazing. Chuyện hát đè không chỉ để bổ trợ đảm bảo cho chuyện nhảy nhót hay an toàn về âm thanh; ở vài thể loại nhạc phương pháp biểu diễn này là bắt buộc.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 9.

Một producer chia sẻ: "Tất nhiên khán giả không có chuyên môn sẽ không hiểu khá nhiều khía cạnh. Trừ dòng nhạc ballad thì ca sĩ đa phần đều hát live, chuyện hát đè ở các thể loại Rnb và dance là bắt buộc. Đơn giản vì ở bản thu mà khán giả vẫn nghe, tuy họ tưởng rằng chỉ có 1 cô Bích Phương đang hát thì lúc ấy thực ra có thể có đến 20 cô Bích Phương đang cùng cất giọng mới tạo ra hiệu ứng âm thanh cân bằng hoàn hảo với nhạc nền. Khi ra trình diễn live, khó mà để Bích Phương tự phân thân ra thành 20 người cùng hát cho khán giả nghe như bản thu được. Đây là vấn đề về thể loại âm nhạc chứ không chỉ là chuyện nhảy nhót, trình diễn."

Đơn giản vì ở bản thu mà khán giả vẫn nghe, tuy họ tưởng rằng chỉ có 1 cô Bích Phương đang hát thì lúc ấy thực ra có thể có đến 20 cô Bích Phương cùng cất giọng 1 lúc mới tạo ra hiệu ứng âm thanh cân bằng hoàn hảo với nhạc nền. Khi ra trình diễn live, khó mà để Bích Phương tự phân thân ra thành 20 người cùng hát cho khán giả nghe như bản thu.



“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 11.

Nhạc sĩ Huỳnh Hiền Năng cũng xác nhận điều này: "Mấy bài xập xình ấy nó có cả hàng trăm tracks. Riêng giọng hát nhiều khi có cả chục tracks chồng chéo lên nhau. Thế nên khi ra ngoài đi diễn, để giữ lại cảm giác tốt nhất cho khán giả, ca sĩ sẽ để lại backing vocal, bỏ đi lead vocal để chừa chỗ đấy cho phần trình diễn. Và dù có thể phân thân, các giọng hát bè cũng khó được xử lý được các effects như ý muốn để tạo trải nghiệm nghe tốt nhất cho khán giả."

Ở Kpop lẫn thế giới, chuyện hát đè là chuyện đương nhiên và phổ biến. Với các thể loại nhạc nhảy khi nào họ cũng dùng phương án hát đè để vừa đảm bảo vũ đạo, vừa đảm bảo bài hát có hiệu ứng hoàn hảo. Đến mức ở Kpop rất nổi các series clip MR-removed, các chuyên gia lọc bỏ phần vocal có sẵn trong nhạc nền của các ca sĩ để nghe so sánh xem các idol ai hát live tốt hơn ai. Những diva nổi tiếng về vocal của thế giới như Mariah Carey, Beyonce cũng thường xuyên hát đè trong tiết mục của mình.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 12.

Producer DuongK - một trong những người làm nên thành công của "Đi Đu Đưa Đi" cũng xác nhận: "Mỗi sân khấu khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đòi hỏi hình thức biểu diễn khác nhau. Với ca khúc của Bích Phương chúng tôi làm ra bản thu âm như vậy, cần thiết để mang ca khúc ra biểu diễn theo kiểu như thế cho những người yêu thích ca khúc. Việc hát đè vừa mang được cảm xúc hoàn chỉnh nhất giống như bản thu âm, vừa thể hiện được khả năng biểu diễn của Bích Phương trên sân khấu và ekip cần điều đó! Việc hát đè chỉ diễn ra với các thể loại nhạc cần thiết, những bài balllad ở sân khấu phòng trà Bích Phương vẫn hát live 100%."

Ca sĩ Đoàn Thúy Trang chia sẻ: "Đi Đu Đưa Đi" là một ca khúc Electro-Pop Dance, phần âm nhạc được làm rất dày dặn và nhiều lớp hiệu ứng âm thanh, nếu hát live mà chỉ có một giọng thật của ca sĩ thì sẽ không thể đáp ứng được hiểu quả âm thanh để người nghe thấy hoàn hảo. Tôi cũng có nghe BLACKPINK hát, đúng là kiểu vừa hát vừa nhảy mà nếu không hát đè thì không thể tạo nên một hiệu ứng hay được. Họ hát đè nhưng đó vẫn là hát, còn hát nhép thì lại hoàn toàn khác."

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 13.

Thực tế âm nhạc ngày càng đa dạng và phong phú hơn với vô số thể loại, hình thức trình diễn khác nhau. Ở thế giới, các khán giả trẻ sẽ đi xem ca nhạc của các ngôi sao hàng đầu, tận hưởng một trải nghiệm trọn vẹn từ sân khấu đến âm thanh ánh sáng, dàn dựng, vũ đạo…với phần trình diễn chuyên nghiệp được nâng đỡ hoàn hảo bởi các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh. Những khán giả lớn tuổi hoặc yêu thích mộc mạc sẽ thưởng thức trong các không gian acoustic, các quán bar với những thể loại nhạc da diết và đòi hỏi ca sĩ live 100%. Ai cũng hài lòng với nghệ sĩ mình yêu thích và chẳng ai có cảm giác bị lừa dối.

Nghệ thuật luôn là ánh trăng "lừa dối"

Chuyện một vài khán giả không thể thông cảm với chuyện Bích Phương hát đè, tuy khập khiễng nhưng cũng có thể so sánh với chuyện Quốc Trường từng bị một khán giả lớn tuổi dưới nông thôn tát đau điếng và bảo "Mày không được làm khổ cái Thư nữa, nó khổ lắm rồi."

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 14.

Bản chất nghệ thuật chính là ở chỗ: khán giả thấy vậy mà hóa ra không phải vậy. Một cặp chị em thân thiết làm khán giả khóc trên phim ngoài đời có thể ghét nhau không nhìn nổi mặt. Các siêu anh hùng chiến đấu mãn nhãn đều có diễn viên đóng thế và quay với phông xanh chật hẹp thay vì những không gian mà khán giả vẫn thấy. Đằng sau mọi màn trình diễn, mọi sản phẩm nghệ thuật đều có vô vàn bí mật, vô vàn tiểu xảo khác xa với những gì khán giả hình dung và cảm nhận. Nên có quan niệm bản chất nghệ thuật chính là lừa dối, chỉ có cảm xúc tạo ra cho khán giả thưởng thức là thật.

Bản thân ngành nghệ thuật luôn giữ cho những bí mật hậu trường càng kín đáo càng tốt, vì khi bí mật bị vén màn thì sự hoàn mỹ nghệ thuật luôn theo đuổi sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, khi tiểu xảo vộ tình lộ ra, rất khó để khán giả có thể hiểu đúng; những ai không hiểu sẽ có cái nhìn tiêu cực.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 15.


Đằng sau mọi màn trình diễn, mọi sản phẩm nghệ thuật đều có vô vàn bí mật, vô vàn tiểu xảo khác xa với những gì khán giả hình dung và cảm nhận. Nên có quan niệm bản chất nghệ thuật chính là lừa dối, chỉ có cảm xúc tạo ra cho khán giả thưởng thức là thật.

Khán giả có thể lắc lư cùng "Đi đu đưa đi" và tưởng tượng ra một cô Bích Phương đang hát theo ca khúc một cách nhí nhảnh; hay những hình ảnh Bích Phương long lanh của MV; chứ họ khó nghĩ đến Bích Phương đã hát ca khúc này vài chục lần trong suốt một ngày trời; khó tưởng tượng những gì họ nghe là vô số lần thu được mix tỉ mỉ cắt trộn vào nhau để nghe đã tai. Họ cũng khó hình dung ra các kỹ sư âm thanh đã trau chuốt âm thanh, chuẩn bị một bản nhạc nền hát live cho ca sĩ kỹ lưỡng như thế nào thay vì lấy beat trên youtube rồi cầm micro bước lên sân khấu hát cầm catxe như mặc định của đa số.

Nghệ thuật được xây nên từ vô vàn những sự "lừa dối" như thế. Cũng giống như make up tôn lên nhan sắc xinh đẹp, trang phục tôn vóc dáng hay âm thanh ánh sáng pháo hoa làm nên cảm giác choáng ngợp; backing vocal của chính ca sĩ cũng là một yếu tố nâng đỡ cho giọng hát live khi trình diễn của họ hoàn hảo hơn. Sự hỗ trợ này là rất bình thường, chính đáng và không phải là sự lừa dối hay yếu kém về khả năng.


Cũng giống như make up tôn lên nhan sắc xinh đẹp, trang phục tôn vóc dáng hay âm thanh ánh sáng pháo hoa làm nên cảm giác choáng ngợp; backing vocal của chính ca sĩ cũng là một yếu tố nâng đỡ cho giọng hát live khi trình diễn của họ hoàn hảo hơn.

Bích Phương có cần xin lỗi?

Dù "hát đè" là một xảo thuật mà chuyên môn đều hiểu và chấp nhận, thì việc Bích Phương không may gặp sự cố khi trình diễn, trở thành đối tượng bị bàn tán là một việc khó tránh khỏi. Việc gặp tai nạn khi đang trình diễn và vô tình bị lộ "tiểu xảo" luôn là một sự cố đáng sợ, cho dù "tiểu xảo" đó là dây cáp giúp diễn viên làm thiên sứ bay lượn hay giọng nền hỗ trợ vì bị giật mic. Nghệ sĩ nào cũng cố gắng trình diễn hoàn hảo và mang đến cho công chúng một tiết mục trọn vẹn, mãn nhãn.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 18.

Một nhà phê bình âm nhạc nhận xét: "Quá tội nếu Bích Phương phải đọc những comment gay gắt chưa hiểu về hát đè và cáo buộc cô ấy lừa dối, bất tài".

Xét ở góc độ luật pháp, những quy định và định nghĩa về hát nhép vẫn chưa rõ ràng.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 19.

Theo quy định tại điểm C, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 thì hành vi "dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện kỹ thuật âm thanh khác đã thu sẵn để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn" là vi phạm.

Với trường hợp hát đè, ca sĩ vẫn hát thật, và giọng hát nền hỗ trợ có được tính là "thay thế" không, quy định chi tiết với các thể loại âm nhạc đặc thù thế nào, ai là người thẩm định thì luật vẫn chưa cập nhật.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 20.

Nhà báo Mi Ly (báo Tuổi Trẻ) cho rằng: "Luật cũng cần sâu sát hơn tình hình biểu diễn và các xu hướng âm nhạc mới để đảm bảo rõ ràng, thúc đẩy nền âm nhạc phát triển cũng như ca sĩ có điều kiện trình diễn tốt mà không lạc hậu với xu hướng thế giới."

Vào năm 2013, một tranh cãi tương tự đã từng diễn ra với Beyonce khi thể hiện Quốc ca Hoa Kỳ, nhiều người đã cho rằng cô hát nhép trước tổng thống Obama và toàn thể nước Mỹ trên sóng truyền hình trực tiếp. Một số ý kiến bênh vực rằng Beyonce không hát nhép, cô chỉ hát đè lên giọng nền thu sẵn và cách hát này phù hợp tiêu chuẩn, không phải lừa dối gì. Beyonce sau đó đã mở họp báo xác nhận, thừa nhận mình đã hát đè để đảm bảo sự an toàn cho chương trình quốc gia và hát live 100% ca khúc tại họp báo thay cho sự phản biện.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 21.
“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 22.

Beyonce từng "hát đè" Quốc ca Hoa Kỳ để đảm bảo sự an toàn cho chương trình trực tiếp quốc gia.

Trong status của mình, Bích Phương đã xin lỗi vì chưa làm hài lòng tất cả mọi người, đồng thời khẳng định cô không hát nhép. Tất nhiên không thể đòi hỏi Bích Phương xin lỗi cho một việc mà cô đã không làm, dù kèm lời xin lỗi cô cũng hứa rằng sẽ cố gắng hơn. Thực tế, lượng người nghe nhạc ủng hộ Bích Phương khá đông đảo; nhưng với đại chúng - những người không theo dõi sát âm nhạc nhưng cảm thấy khó chịu và mất thiện cảm vì khái niệm "trình diễn với nhạc thu sẵn" là một rủi ro cản trở không nhỏ cho Bích Phương sắp tới. Nhưng cũng như Beyonce, với sự ủng hộ của các đồng nghiệp và giới chuyên môn thì con đường cô chứng minh thực lực của mình trước công chúng sau sự cố có thể dài, nhưng lại chẳng phải là một điều gì quá khó khăn.

“Hát đè hay hát nhép thì đều là lừa dối khán giả”: Nhạc sĩ bảo văn minh, khán giả nói bị lừa? - Ảnh 23.