Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km

Thu Hường, Theo Trí Thức Trẻ 10:11 26/04/2016

Mương nước thải dài gần 3km, chứa đủ các loại rác, xú uế bốc mùi hôi thối, nhất là vào những ngày mưa nắng trở trời, dù đã đóng kín các cửa sổ, cửa lối, người dân vẫn không thể ngủ yên... Đó là những nỗi khổ khi sống cạnh "bể phốt lộ thiên" của hàng trăm người dân Thụy Khuê, Hà Nội.

Khổ sở sống cạnh bể phốt lộ thiên

Hàng chục năm nay, người dân sống gần mương Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) luôn phải chịu đựng nỗi khổ "trời đày" y như sống gần một "bể phốt lộ thiên" vì mùi hôi thối, xú uế, rác thải tràn ngập khắp nơi.

Được biết, con mương này là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Mương dài khoảng 3km, chảy từ dốc La Pho (nằm ven đường Thụy Khuê) nối với hệ thống cống ngầm ở chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô Lịch.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 1.

Mương Thụy Khuê trở thành nơi "tập kết" rác thải của nhiều hộ dân.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 2.

Ở đây tập trung đủ mọi loại rác thải, xú uế.

Theo lời người dân cho biết, mỗi khi trời nắng nóng, mương nước bốc mùi hôi thối kinh hoàng. Vào ngày mưa, nước dâng lên cao khiến rác thải lênh láng, tràn cả vào những nhà dân có nền đất thấp.

Bà Hường (gần 70 tuổi), một người dân sống gần con mương này cho biết, trước đây, khi dân cư còn thưa thớt, mương Thụy Khuê chưa ô nhiễm nặng nề như hiện nay. Tuy nhiên, khoảng hơn chục năm nay, do ý thức người dân còn kém, thường vứt rác bừa bãi, không xây bể phốt mà xả trực tiếp mọi chất thải xuống dòng nước khiến con mương bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 3.

Bà Hường (gần 70 tuổi) chia sẻ với PV về tình trạng sống chung với con mương ô nhiễm suốt nhiều năm liền.

"Có những lúc, khu chung cư gần lòng mương còn xả toàn bộ phân xanh ra đây. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy là chất thải chưa hề được xử lý và người dân xung quanh chịu đựng mùi hôi thối cả nửa tháng trời", bà Hường nói.

Bên cạnh đó, theo quan sát của PV, nhiều hộ dân quanh đây còn "xẻ thịt", đổ bê tông chiếm dụng diện tích bề mặt của dòng mương khiến việc thoát nước gặp khó khăn.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 4.

Con mương này chạy dài từ dốc La Pho đến hệ thống cống Đỗ (gần chợ Bưởi). Suốt đoạn mương dài khoảng 3km là chi chít các ống nước thải đổ ra từ nhà dân.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 5.

Nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân chính khiến con mương này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 6.

Vào ngày mưa, nước mương dâng cao, rác thải có lúc tràn cả vào nhà dân.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 7.

Những gia đình sống gần đây, quanh năm không bao giờ dám hé mở cửa sổ.

Bà Hường cho hay: "Trước kia, vào mùa hè, con mương này thường dày đặc muỗi nhưng bây giờ, nó ô nhiễm đến độ chẳng sinh vật nào sống nổi".

Bà Phương (gần 80 tuổi) cho biết, các công ty môi trường thường xuyên tiến hành nạo vét lòng mương, tuy nhiên, do dân cư đông đúc, lượng nước thải lớn và nhất là ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao nên biện pháp này không mấy phát huy tác dụng.

Theo lời bà Phương, để đảm bảo an toàn, nhiều hộ dân đã tự bỏ tiền đóng cọc, dựng rào chắn. Tuy nhiên, nhiều đoạn không có rào chắn rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 8.

Bà Phương, một người dân sống gần mương nước Thụy Khuê 

Do ý thức của người dân?

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Xuân Điển (Bí thư chi bộ khu dân cư số 5, phường Thụy Khuê) cho hay, khoảng 8-9 năm gần đây, mương Thụy Khuê bị ô nhiễm nghiêm trọng.

"Đoạn mương này xưa kia là sông Tô Lịch. Do người dân lấn chiếm, dần dần, nó trở thành một mương nước nhỏ, chạy dọc khắp địa bàn phường Thụy Khuê khiến 9/10 khu dân cư ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Theo ông Điển, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do ý thức của người dân. Để khắc phục tình trạng này, các cấp chính quyền cấp phường, quận đã có nhiều giải pháp tích cực như trục vớt rác thải, yêu cầu các gia đình sống gần mương không xả phân xanh ra lòng mương...

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 9.

Ông Điển (Bí thư chi bộ khu dân cư số 5, chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm từ mương Thụy Khuê).

Đặc biệt, để khắc phục tình trạng sống chung với mương nước thải bốc mùi, chính quyền TP đã đề ra dự án "Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê". Công trình này được khởi công từ cuối năm 2012 nhưng tiến độ rất chậm chạp.

"Các cấp quản lý đã rất quan tâm đến tình trạng ô nhiễm, nhiều lần họp bàn và chi ngân sách. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp, vấn đề giải quyết mặt bằng chưa được giải quyết nên dự án vẫn chưa thể hoàn thiện".

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 10.

Nhiều hộ gia đình sống gần đoạn mương không có hàng rào, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu không may lao xuống đây.

Hàng trăm hộ dân Hà Nội chịu cảnh sống chung với bể phốt lộ thiên dài hơn 3km - Ảnh 11.

Phía bên ngoài dự án san lấp lòng mương Thụy Khuê tại đoạn dốc La Pho. Toàn bộ công trình này dự kiến được thi công trong vòng 490 ngày nhưng dù đã khởi công từ năm 2012, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày