Hay lo nghĩ
Người hay lo nghĩ thường có trí nhớ kém hơn và dễ bị tổn thương não bộ. Nó có thể gây nên các tình trạng mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, đau đầu, mọc mụn… Đặc biệt, những người hay lo nghĩ dễ mắc phải các căn bệnh như viêm bàng quang, viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Nếu tình trạng lo nghĩ kéo dài và không được cải thiện, bạn có thể bị mắc phải căn bệnh “rối loạn lo lâu lan tỏa”, các chứng rối loạn thần kinh, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và u uất kéo dài.
Thường xuyên bị căng thẳng
Khi bị stress, đặc biệt là tình trạng stress kéo dài, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone cortisol, gây nên các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, các căn bệnh về tim mạch, não… Bên cạnh đó, sự căng thẳng còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline, làm cho hơi thở trở nên gấp gáp, không sâu, dễ mắc các căn bệnh về phổi.
Ngoài ra, áp lực trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh về dạ dày, răng miệng… Đồng thời, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ của bạn đó.
Hay đề phòng, nghi ngờ
Những người hay đề phòng, có ý nghi ngờ người khác thường xuyên phải chịu những áp lực tinh thần rất lớn. Vì vậy, họ dễ mắc phải các căn bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp… Không chỉ thế, việc thường xuyên phải đề phòng, nghi ngờ sẽ làm cho bạn dễ bị mệt mỏi, lo âu, sợ hãi… và điều này cũng góp phần khiến bạn bị giảm thời gian sống đáng kể.
Hay ghen tỵ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người hay ghen tỵ dễ mắc phải nhiều bệnh tật do sự mệt mỏi và đố kỵ ảnh hưởng đến lượng hormone tiết ra và hệ miễn dịch, làm tăng khả năng mắc bệnh.
Các căn bệnh dễ mắc phải ở những người hay ghen tỵ là bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, u nhọt… Đặc biệt, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến trí não, làm giảm trí thông minh, tính logic, đánh mất sự tự tin, thậm chí còn tác động xấu đến nhân cách nữa đó.
Không có ý chí, mục đích sống
Người không có ý chí, không có mục đích sống thường bị hạn chế khả năng kiềm chế bản thân, không tự ngăn cản được việc sử dụng các chất có hại, chất kích thích, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái buồn bã, hay mệt mỏi, lo âu…
Không chỉ thế, người sống không có ý chí, không có mục đích thường không có ý định cải thiện cuộc sống và gia tăng niềm vui để tăng cường các hormone điều hòa sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân khiến tuổi thọ của bạn bị suy giảm.
Dễ xấu hổ
Những người dễ xấu hổ thường bị mắc chứng động mạch ngoại vi, dễ "trôi" theo ảnh hưởng xấu của tâm trạng và quên đi cách cảm nhận niềm vui. Người thuộc nhóm này thường có hệ miễn dịch yếu, có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn 50% so với người bình thường. Vì vậy, những người dễ xấu hổ thường có tỷ lệ tử vong sớm cao hơn.
Bạn có thể xem thêm: