Khổ sở vì nấm da… “vùng kín”

Ms. Cà chua , Theo 10:00 12/12/2009

Chỉ vì lười biếng và chủ quan mà tớ đã làm cho “cô bé” của mình phải “khóc ròng” vì bệnh nấm da đấy!!!<img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

Cái bệnh lười…

Tớ vốn được cả nhà “âu yếm” đặt cho biệt danh là “Mèo lười chảy thây”, vì “đức tính” lười nhác cố hữu. Phòng riêng của tớ, nơi luôn khiến mẹ tớ phải “giật mình kinh hoàng” mỗi khi bước vào, đúng là một “vương quốc lộn xộn”. Gấu bông thì “bon chen” sách vở còn quần áo thì “gối đầu” lên túi xách. Sau vài lần dọn dẹp để rồi hôm sau lại “nguyễn y vân” thì mẹ tớ đã quyết định mặc kệ, thế là tớ “giải quyết” mọi chuyện bằng việc dọn dẹp tất tần tật vào ngày cuối tuần.


Một “vấn đề” nữa mà mỗi tháng mẹ tớ lại lôi ra “giáo huấn” 1 lần (dĩ nhiên là với 1 mình tớ thui chứ không phải trước mặt cả nhà), í là việc tớ rất lười thay “bờ vờ sờ” (băng vệ sinh í mừ). Mẹ tớ cứ kêu là “cả ngày con chỉ thay có 3 cái BVS như thế là không được, thỉnh thoảng phải thay ra chứ nếu không vi khuẩn nó “sinh con đẻ cái” trong ấy thì sao?”. Mẹ tớ còn bắt tớ vào những ngày “đèn đỏ” phải “tắm” cho “cô bé” 2 – 3 lần một ngày nữa cơ. Tuy nhiên, vì lười nên “những lý thuyết” của mẹ tớ tớ đều… bỏ ngoài tai hết.

Vậy nên mặc dù cũng hơi khiếp hãi trước cái hình tượng “vi khuẩn sinh sôi” mà mẹ tớ vẽ ra nhưng tớ vẫn “giữ vững lập trường”: khi nào nhớ mới thay BVS. Mừ cũng tại “nàng nguyệt san” của tớ “e thẹn” lắm cơ chứ không “chảy” nhiều đến nỗi thấm cả ra quần như mấy đứa bạn tớ. Tớ mới được “nàng” í ghé thăm có 2 lần thui nên chưa quen lắm, cả ngày có khi từ sang đến chiều tớ mới nhớ ra cần phải “thay áo” cho “nàng nguyệt san”, ấy vậy mừ cũng không hề bị “tràn bờ” thấm ra quần tí nào. Thế nên trong khi lũ bạn tớ khốn khổ vì đi đâu cũng phải kè kè cái BVS thì tớ lại rất tung tẩy, lắm hôm đi học vội quá tớ còn quên mang cả “áo” đi í chứ. Còn việc “tắm” cho “cô bé” thì cũng vì “nguyệt san” không nhiều nên tớ thấy quần chip vẫn sạch sẽ bình thường, cho nên tớ càng “trung thành” với ý nghĩ: quần chip còn sạch thế này thì “cô bé” làm sao mà bẩn được.

“Chiêu thức” lúc nào nhớ ra mới thay BVS, lúc nào thay BVS mới “tắm” cho “cô bé” được tớ “áp dụng” triệt để. Nhất là mẹ tớ lại đi làm suốt ngày không thể theo sát “la hét” nhắc nhở tớ được. Thế nên không những không lo lắng gì mà tớ còn cảm thấy rất khoái chí vì được thoải mái hơn lũ bạn mà lại còn ít “tốn kém kinh phí” mua BVS hơn chúng nó nữa. Cứ như vậy được hai kỳ “nàng nguyệt san” ghé thăm nữa thì “tai họa” bắt đầu…


Và “vị khách không mời”!!!

“Tai họa” bắt đầu xuất hiện khi kỳ “nguyệt san” của tớ vừa kết thúc. Í là khi tớ vô tình phát hiện ở “cô bé” của mình tự nhiên hơi ngứa, thậm chí còn “mọc” ra một mảng nhỏ có bờ viền rõ rệt, có vảy, và kinh hoàng nhất là lại còn có mụn nhỏ mọc lấm tấm ở bờ viền nữa. Hơi lo lắng nhưng nghĩ đây chắc chỉ là do dị ứng… thời tiết thui (vì mấy hôm đó trời đang nóng đột nhiên trở rét mừ) nên tớ cũng không để ý lắm. Ai dè chỉ mấy hôm sau, cái cảm giác “hơi ngứa” của hôm đầu đã “phát triển” thành vô cùng, vô cùng ngứa. “Cô bé” của tớ cả ngày ngứa ngáy khó chịu, cảm giác ngứa điên cuồng khiến tớ chỉ muốn thò tay vào… gãi mà thui. Nhưng cái mảng nhỏ có bờ viền kia cứ sẫm dần, lại có vẻ lan rộng ra và hơi gồ lên nữa nên tớ không dám gãi, cũng không dám sờ vì sợ động vào nó sẽ bị loét. Đứng ngồi không yên vì ngứa, vì cái “khát vọng” được thò tay vào gãi, tớ “mất ăn mất ngủ” đến mấy ngày. Cuối cùng, sau gần 1 tuần “chịu trận”, tớ quyết định “cầu cứu” mẹ tớ.

Xem xét “hiện trường” chán chê, mẹ tớ quyết định đưa tớ tới bác sĩ để “khám cho chắc chắn con bị bệnh gì”. Đinh ninh trong đầu là mình bị dị ứng, tớ suýt “ngã ngửa” khi nghe bác sĩ nói: “Cháu bị nấm da, chỉ ở “vùng kín” thôi cho nên có lẽ do giữ vệ sinh không sạch”. Vừa liếc sang mẹ tớ (lúc í đang nhìn tớ bằng ánh mắt… “cá không ăn muối cá ươn”), tớ vừa lo lắng hỏi: “Thế là thế nào ạ, cháu không hiểu?”.

Bác sĩ không trả lời ngay mà hỏi tớ: “Cháu thử kể cho bác nghe là vào những ngày có kinh nguyệt, cháu giữ vệ sinh “vùng kín” này như thế nào nào?”. Tớ ấp úng: “Dạ… vì kinh nguyệt của cháu không nhiều lắm nên cứ… lúc nào nhớ ra thì cháu thay BVS ạ. Có ngày thì cháu thay 3 cái, có ngày 4 cái, có hôm… 2 cái…”. Bác sĩ nhíu mày: “Thế cháu có thường xuyên rửa ráy “vùng kín” không?”. Tớ lại… ấp úng: “Dạ… cũng không thường xuyên lắm ạ. Cứ lúc nào nhớ ra thì cháu mới…”. Tớ chưa kịp nói hết câu thì mẹ tớ đã chen vào: “Đấy mà, tôi đã nói với cháu bao nhiêu lần rồi, là phải giữ vệ sinh sạch sẽ “chỗ ấy”, thỉnh thoảng phải thay BVS và rửa đi mà cháu nó có thèm nghe đâu bác sĩ. Thế cháu bị nấm da là bị gì ạ? Có chữa đươc không hả bác sĩ?”.


Quay sang mẹ tớ, bác sĩ nói: “Tôi đã khám tổng thể cho cháu, thấy rằng ngoài âm đạo ra thì cháu không bị nấm ở vùng da nào nữa cả, cho nên đã đoán có thể cháu mắc bệnh là do vệ sinh không kĩ. Đúng như chị nói, lẽ ra thỉnh thoảng cháu nên thay BVS, tầm 3- 4 tiếng 1 lần và nên chịu khó rửa để “vùng kín” được sạch sẽ. Vào những ngày có kinh nguyệt, do phải đóng BVS và không mặc quần áo thoáng mát, môi trường “vùng kín” thường ngày vốn đã nóng ẩm giờ càng trở nên bức bí hơn. Môi trường này khiến nấm da rất dễ phát triển. Chính vì cháu lười thay BVS và giữ vệ sinh nên nấm da mới xuất hiện ở đây”.

“Bác sĩ ơi nhưng nấm da là… bệnh gì ạ?” – tớ lắp bắp chen vào.

“Ừ, bệnh nấm da là do vi nấm dermatophytes gây nên. Khi vi nấm này bắt đầu “tấn công” người bệnh, nhiều sợi nấm sẽ liên kết với nhau tạo thành búi nấm, khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử, vậy nên cháu mới thấy có bờ viền mảng nhỏ xuất hiện. Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, kẽ ngón chân, bìu, nếp dưới vú, nách, cổ, thắt lưng,… Cháu cảm thấy ngứa là vì sợi nấm đã phát triển và tiết ra độc tố gây kích thích da. Triệu chứng ngừa này là dấu hiệu đầu tiên làm bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe”.
“Bệnh của cháu có chữa được không hả bác?” – tớ lo lắng hỏi.

Bác sĩ nhìn tớ cười: “Rất may là cháu đã không thò tay vào gãi, vì vậy mầm bệnh không phát tán, bệnh không lây lan ra các vùng khác của cơ thể cho nên việc chữa trị sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Bác sẽ cho cháu thuốc đặc trị về bôi, cháu bôi thuốc hàng ngày theo đúng đơn, nấm da sẽ ngừng phát triển, dần mất đi và không lan sang vùng cơ thể khác. Bên cạnh đó, để không tái phát, cháu cần giữ vệ sinh sạch sẽ hơn. Nên nghe theo lời mẹ cháu, thay BVS và rửa “vùng kín” nhiều lần, mặc quần áo khô thoáng để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi nảy nở nhé”.


Dĩ nhiên là không đợi bác sĩ nói đến lần thứ 2 thì tớ cũng đã “nằm lòng” những “quy tắc” giữ gìn vệ sinh í rùi. Vậy mà đến bây giờ, khi chuyện “nấm da” đã trôi qua khá lâu, mẹ tớ vẫn còn cười “đầy ẩn ý” mỗi lúc thấy tớ chuẩn bị BVS trước khi ra ngoài đấy.