Giật mình giữa đêm
Đây là tình trạng rất dễ xảy ra khi chúng ta bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, lo lắng nhiều, stress… Đối với các trường hợp này, các bạn chỉ cần thay đổi lối sống, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, tham gia các hoạt động lành mạnh…
Tuy nhiên, giật mình giữa đêm còn cảnh báo những nguy cơ bệnh lý rất nguy hiểm. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chứng giật mình giữa đêm có liên quan mật thiết đến hội chứng nghiến răng, ngủ ngáy, tâm thần phân liệt, bệnh lý tim mạch…
Đặc biệt, giật mình vào ban đêm còn là dấu hiệu của 1 chứng rối loạn hiếm gặp, có tên là Hyperekplexia. Những người mắc chứng này có thể bị co cứng cơ bắp, gặp các vấn đề về hô hấp, giảm phản ứng của cơ thể… Thậm chí, nó còn có thể dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột (SIDS). Vì vậy, các bạn không nên chủ quan với dấu hiệu nhỏ này mà hãy đến bệnh viện ngay để được khám chữa một cách chính xác nhé!
Thường xuyên gặp ác mộngViệc mơ thấy ác mộng cũng có những mối liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe đang bị giảm sút. Đó có thể chính là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng bị cảm sốt sắp diễn ra, hoặc là biểu hiện của việc chúng ta đang bị stress, hạ đường huyết… Đặc biệt, nếu các bạn thường xuyên mơ thấy những giấc mơ kinh khủng như bị rượt đuổi, đánh đập…, chúng mình nên kiểm tra lại tình trạng sức khỏe ngay.
Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng lặp đi lặp lại hay những giấc mơ kỳ lạ khiến chúng ta hoang mang, lo lắng khi tỉnh giấc thì hãy quan tâm đến vấn đề tâm lý của mình hơn. Điều đó có thể chính là dấu hiệu của việc bất ổn tâm lý, thậm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm. Việc các bạn cần làm là hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý ngay và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp nhé!
Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, ngủ ngáy… chứng tỏ bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi ngủ, cơ thể thường giảm lượng cortisol xuống thấp nhưng sự căng thẳng và lo âu khiến cho lượng cortisol không thể giảm xuống. Điều này khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ.
Việc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Nó không chỉ làm giảm trí nhớ và hiệu quả công việc, gây rối loạn tâm trạng mà nó còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn nguy hiểm. Vì thế, các bạn cần điều chỉnh lại nhịp sinh học, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để có giấc ngủ ngon hơn. Nếu tình trạng vẫn tiến triển theo chiều hướng xấu, chúng mình cần đến khác bác sĩ ngay để có những chẩn đoán chính xác.
Đổ mồ hôi đêmĐổ mồ hôi đêm kể cả khi trời mát mẻ, nhất là mồ hôi lạnh thường là biểu hiện của những mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh cúm, sổ mũi, chứng tăng bạch cầu đơn nhân, giảm đường huyết, stress, chứng đau nửa đầu, kiệt sức…
Không những thế, đổ mồ hôi đêm còn có thể là sự báo trước của một cơn đau tim, xuất huyết trong, chứng ngưng thở khi ngủ. Thậm chí, một vài căn bệnh nguy hiểm như lao, AIDS, viêm gan, sốt rét, phì đại tuyến giáp, ung thư máu… cũng có thể gây đổ mồ hôi vào ban đêm. Vì thế, các bạn cần hết sức cẩn trọng với sức khỏe của mình nhé!
Bạn có thể xem thêm: