"Giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại!

Hà Duy - Thiết kế: Trường Dương - Ảnh: An Tran, Theo Trí Thức Trẻ 00:07 25/07/2019

Thầy Thành đã chia sẻ rất thẳng thắn nguyên nhân vì sao 1 năm trước thầy "bỏ" sang Mỹ cũng như nêu bật những vấn đề tồn đọng cần được thay đổi trong giáo dục Đại học ở Việt Nam, đặc biệt là định kiến trường công, trường tư xưa nay vẫn ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người.

Tháng 5 năm ngoái, "giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành “bỏ” sang Mỹ vì không được làm hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, tháng 6 năm nay, thầy trở về Việt Nam làm hiệu phó Đại học Văn Lang. Phải chăng thầy Thành đã quên chuyện cũ, trở về làm lại từ đầu mà không sợ lặp lại vết xe đổ ngày ấy?

Hẹn thầy Thành một buổi nói chuyện để giải đáp tất cả thắc mắc của tôi cũng như rất nhiều người khác mới thấy: 1 năm qua Mỹ, cái thầy giữ lại cho mình là phong cách không lẫn đi đâu được của một ông giáo sư “quần đùi" còn về tư tưởng, thầy đã đổi khác rất nhiều. Thầy nói rằng mình không còn giữ cái tôi quá cao như ngày xưa, biết cách dung hoà mọi thứ, hiểu thời thế, hiểu văn hoá làm việc của người Việt. Thầy đặt niềm tin rất cao vào việc sẽ lái con tàu Văn Lang sang một ngã rẽ mới cũng như thay đổi suy nghĩ của mọi người về trường tư.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 1.

Nó vẫn là câu chuyện giống như hồi tôi về Hoa Sen. Sau nhiều năm dạy học ở Mỹ, có những hiểu biết nhất định về hệ thống giáo dục trên thế giới, tôi muốn quay về Việt Nam để đóng góp cho giáo dục nước nhà, đặc biệt là phát triển Đại học. Có rất nhiều yếu kém trong giáo dục Đại học ở Việt Nam cần được thay đổi.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 2.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 3.

Tôi đã nghĩ mình sẽ làm được nhiều thứ ở Hoa Sen nhưng khi đó nhận thấy mình không còn khả năng để phát triển ở đó nữa nên ra đi thôi.

Bây giờ, cơ hội mở ra lần nữa, Đại học Văn Lang ngỏ ý mời, nhận thấy không ở Hoa Sen mình vẫn có thể phát triển ở một cơ sở giáo dục khác nên tôi về.

Tôi ở giai đoạn cuối đời rồi, không cần phải lo lắng cơm áo gạo tiền nữa, con cái cũng thành đạt, lớn khôn. Bây giờ tôi làm việc là để đóng góp cho xã hội chứ không cần danh tiếng hay để được công nhận như trước đây nữa.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 4.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 5.

Họ nói rằng tôi tự ái vì không được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP.HCM công nhận hiệu trưởng nhưng không phải. Điều này đúng một phần, tôi có tự ái nhưng nó không tác động lớn đến quyết định đi hay ở. Lúc đó tôi không là Hiệu trưởng thì sẽ có người khác làm, tôi chỉ nghĩ cho tổ chức mà thôi.

Hội đồng quản trị lúc đó vẫn mong muốn tôi ở lại, không làm Hiệu trưởng thì làm phó Hiệu trưởng nhưng điều này thực sự khó. Tôi đã xây dựng rất nhiều chiến lược để phát triển Đại học Hoa Sen và khi lên Hiệu trưởng, tôi mới có quyền quyết định sẽ làm gì, định hướng ra sao. Còn khi là Hiệu phó, tôi chỉ làm nhiệm vụ thi hành các quyết định của một vị Hiệu trưởng khác mà thôi. Nếu tôi vẫn ngồi đó, với một cái bóng truyền thông khá lớn thì trường cũng khó mời được ai về làm Hiệu trưởng, ở trên tôi mà có tầm cao hơn. Và cũng chẳng ai muốn làm Hiệu trưởng một trường mà có một ông Hiệu phó có sức ảnh hưởng rất lớn như tôi. Vì thế tôi né nó qua một bên, sang Mỹ, tôi chỉ nghĩ cho trường, chẳng hề có uẩn khúc nào từ phía cá nhân tôi cả.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 6.

Trên một phương diện nào đó, điều này đúng. Nhưng, trong bối cảnh Đại học Hoa Sen ở thời điểm đó, nó không đơn giản, nó có những uẩn khúc nội bộ.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 7.

Tôi sẽ không chia sẻ về những uẩn khúc nội bộ của trường Đại học Hoa Sen lúc bấy giờ. Dù bây giờ Đại học Hoa Sen đã có chủ mới, nhưng những người liên quan, tâm huyết với Hoa Sen thời đó đã ra đi khá nhiều. Thời điểm đó, nếu tôi ở lại, không giúp được gì cho Hoa Sen. Ra đi sẽ hay hơn. Ở lại mà không làm được gì thì thời gian đó là vô nghĩa.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 8.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 9.

Vẫn bình thường thôi. Quan hệ của tôi với giảng viên, nhân viên Hoa Sen vẫn tốt, họ vẫn thỉnh thoảng mời tôi uống cafe. Ban giám hiệu mời tôi tới thăm thì tôi vẫn tới thăm trường. Không có vấn đề gì cả.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 10.

Mong muốn lớn nhất của tôi là phát triển, cải thiện giáo dục Đại học ở Việt Nam. Đại học Hoa Sen chỉ là một cơ sở để tôi có thể làm được việc này trong thời gian đấy. Ở đâu mà tôi có thể hoàn thành được mục đích cao cả của mình thì tôi về. Tôi không chọn Hoa Sen vì thích một ai ở đấy.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 11.

Tôi đã chặn đứng được con tàu Hoa Sen đang lao dốc. 2 năm trước đó, trường liên tục tuyển sinh thất bại, ban điều hành không tập trung vào tuyển sinh. Tôi vào Hoa Sen và cuối tháng Giêng mà khi ấy trường vẫn không có động thái gì về tuyển sinh. Với một trường tư như Hoa Sen, tuyển sinh không được tức là không có máu, ắt sẽ chết thôi. Tôi đã lái con tàu đi theo hướng khác, tốt đẹp hơn.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 13.

Ở Việt Nam nhiều người nhầm lẫn giữa quyền lực và lãnh đạo. Người lãnh đạo không hẳn là phải có quyền lực. Người lãnh đạo cần có khả năng ảnh hưởng để thay đổi tổ chức chứ không phải người ra quyết định thay đổi tổ chức.

Chuyện hiệu phó hay hiệu trưởng không quan trọng với tôi, nó chỉ là chức vụ. Cốt yếu là điều mình muốn làm, muốn thay đổi có được hay không? Mình có sức ảnh hưởng đủ để thay đổi hay không mà thôi?

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 14.

Đúng, câu hỏi này rất xác đáng. Tuy nhiên Đại học Hoa Sen ở thời điểm đó, khả năng ảnh hưởng của tôi khó hơn nhiều, nó không còn hiệu quả nữa. Nó bị những yếu tố khác kìm hãm lại. Nhưng đó là nội bộ của Đại học Hoa Sen, bây giờ có chủ quản mới, những điều đó không còn nữa.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 15.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 16.

Tôi sống thời gian phần lớn ở Mỹ nên tư duy của tôi là tư duy của người Mỹ. Thời ở Đại học Hoa Sen có những việc, quyết định tôi nhìn và thực hiện với tư duy Mỹ nên thất bại, nó không phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Mục tiêu tốt nhưng cách làm chưa đúng. 1 năm từ Mỹ về, tôi ngẫm ra rằng, nếu được làm lại chắc chắn tôi sẽ làm tốt hơn vì lúc đó đã hiểu được văn hoá của người Việt.

Giáo dục Đại học Việt Nam đang chỉ dạy kiến thức mà không hỗ trợ được nhiều cho sinh viên trong việc định hướng tương lai, hầu như ai cũng hoang mang sau này mình sẽ làm gì, ra trường đi đâu… tôi thấy sinh viên của mình không có nhiều cơ hội khám phá bản thân, suốt ngày chỉ biết học và học, bị cuốn vào vòng xoáy học hành thi cử, càng ngày càng hoang mang trong định hướng cuộc sống. Nhà trường cũng không biết cách phát triển toàn diện cho sinh viên.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 17.

Đợt này về Đại học Văn Lang tôi sẽ lấp lỗ hổng giáo dục đấy, tất nhiên cách làm sẽ khác thời ở Đại học Hoa Sen. Tôi chưa làm thành công trước đó vì lái một chiếc xe lửa đi sang hướng khác rất khó, bây giờ chỉ tập trung lái một khoang tàu.

Cụ thể, tôi sẽ xây dựng một chương trình đào tạo đặc biệt, sinh viên được khám phá bản thân, tạo cả không gian và thời gian để các em thí nghiệm với chính bản thân mình để trưởng thành.

Việc làm này cũng không sợ ảnh hưởng đến ban lãnh đạo, đến hướng đi của khoa, của trường. Chương trình này phải theo thiết kế của tôi, giảng viên do tôi chọn lọc. Tôi hoàn toàn tự chủ trong khoang tàu của mình.

Bài học xương máu của tôi ở Đại học Hoa Sen là làm theo ý mình và ảnh hưởng đến quá nhiều người cũng như hướng đi của nhà trường.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 18.

Chắc chắn khi làm, ai cũng nghĩ là tại sao cả đoàn tàu đang đi ổn, tự nhiên có một khoang tàu đi hướng khác, họ sẽ hoài nghi, sẽ chờ xem liệu nó có thành công không? Người ta bị giới hạn bởi tư duy hiện tại, mọi chuyện vẫn ổn, không việc gì phải thay đổi. Nhưng thực tế, muốn thay đổi thì tư duy phải khác, muốn đổi mới phải nghĩ khác đi.

Chờ 1, 2 năm sau, khoang tàu đi hiệu quả hơn, nhanh hơn đoàn tàu thì bắt buộc những khoang tàu còn lại phải xem xét, liệu mình có nên theo nó không? Vấn đề chỉ là thời gian.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 19.

Không, tôi không nói rằng mình TỰ TIN, tôi chỉ nói rằng mình có NIỀM TIN để làm. Phải có niềm tin mới làm được. Tự bản thân mình cũng có lúc đặt câu hỏi không biết mình làm được không nhưng NIỀM TIN lúc nào cũng hiện hữu.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 20.

Tôi vừa leo ngọn núi Ngọc Sơn ở Đài Loan, cao 4000m, người ta hỏi có đi được không, tôi bảo, tôi không tự tin là leo được nhưng có niềm tin. Tôi từng leo Phan Xi Păng hơn 3000m đã thấy oải lắm rồi. Ấy thế mà tôi leo được. Leo từ 12h đêm, liên tục đến 9h sáng thì tới đỉnh. Tôi chỉ ở đó 30 phút rồi leo xuống cho đến 5h chiều.

Thời điểm bắt đầu làm một việc gì đó, ai cũng chỉ có niềm tin. Bắt tay vào thực hiện, mới biết tự tin hay không.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 21.

Nó có ông Trương Nguyện Thành làm giám đốc chương trình.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 22.

Ở Văn Lang bây giờ, tôi sẽ tập trung thay đổi tư duy của sinh viên. Chỉ thay đổi tư duy thì mới có thể nghĩ khác, làm khác và thành công được. Nhóm sinh viên mà tôi tập trung đào tạo không nhất thiết phải xuất sắc, điểm số cao, họ có thể điểm bình thường nhưng cần một cái đầu đặc biệt. Tôi đã thí nghiệm ở Hoa Sen.

Chương trình đạo tạo đặc biệt của tôi ở Văn Lang sẽ thành công và gây dấu ấn lớn, trở thành thương hiệu.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 23.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 24.

Khi phụ huynh và học sinh chọn đăng ký vào học ở một trường, nếu họ không nhìn thấy tương lai sau 4 năm ra sao ở ngôi trường đó, chắc chắn họ không chọn. Học Đại học là mua bán niềm tin, các trường phải bán được niềm tin về tương lai cho người học thì mới thành công.

Nếu muốn sống còn ở một trường tư, phải đảm bảo niềm tin đó. Trường công thu hút học sinh vì học phí thấp còn trường tư, học phí cao, thì phải có đột phá, phải cải thiện chất lượng đào tạo. Sau 4 năm học, không chỉ sinh viên mà cha mẹ họ không nhìn thấy được sự thay đổi so với thời trung học, chắc chắn họ sẽ đánh mất niềm tin.

Với chương trình đặc biệt của Văn Lang, tôi đảm bảo sau 1 năm sinh viên sẽ hoàn toàn thay đổi, khác hẳn so với chương trình đào tạo bình thường.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 25.
Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 26.

Trường tư xưa nay luôn bị áp lực sống còn, cạnh tranh về học phí không nổi với trường công; chất lượng đầu vào trường tư thấp, chất lượng đào tạo thấp thì không có gì khác biệt hết. Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chỉ bằng sinh viên trường công hay dở hơn trường công là thất bại.

Thử làm một phép so sánh, chất lượng đầu vào thấp mà chương trình đào tạo chỉ bằng trường công thì đầu ra chắc chắn không thể cao được mà thị trường giáo dục chỉ đánh giá dựa trên chất lượng đầu ra.

Trường tư muốn sống còn với trường công, bắt buộc phải có chương trình đào tạo xuất sắc để đầu ra cao hơn hay ít nhất là ngang bằng trường công. Ví dụ kiến thức chuyên môn không bằng nhưng phải giỏi hơn ở các kỹ năng mềm khác.

Đa số hệ thống trường tư ở Việt Nam chất lượng mức trung bình vì giảng viên trình độ không cao. Thầy dở thì trò dở, đó là chuyện hiển nhiên. Thầy nhảy được có 2m thì trò không thể nào nhảy 5m được.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 27.

Ở Mỹ, những trường Đại học tốt nhất đều là trường tư, như Duke, Stanford, trong khi ở Việt Nam ngược lại. Trường tư rất cực để xây dựng thương hiệu, không phải ai cũng biết cách làm. Đại học ở Việt Nam chỉ lo chuyện sống còn, lo tuyển sinh, lo đảm bảo chỉ tiêu, đảm bảo doanh thu, lời lỗ mà không để ý chiến lược xây dựng thương hiệu. Ví như đi mua 1 chiếc ví Gucci, giá thành của nó đâu đến mức mấy chục nghìn USD, họ bán là bán thương hiệu, bán cái tiếng, đắt ở chỗ đấy.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Trường tư mà đào tạo ra những sinh viên chất lượng chỉ ngang bằng trường công là thất bại! - Ảnh 28.