Giáo sư ĐH Harvard: Muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần "hạn chế" khen ngợi con cái!

Phương Uyên, Theo Pháp luật và Bạn đọc 06:11 14/04/2022

Giáo sư đúc kết rằng, những đứa trẻ ít được cha mẹ khen ngợi, lớn lên có nhiều khả năng thành công hơn so với những đứa trẻ thường xuyên được khen.

Giáo sư Ronald F. Ferguson - giáo sư ĐH Harvard, là tác giả của cuốn The Formula: Unlocking the Secrets to Raising Highly Successful Children nổi tiếng.

Đại học Harvard là ngôi trường được mệnh danh là “Lâu đời, Giàu có, Nổi tiếng nhất của Mỹ”. Đây cũng là trường lớn nhất và tốt nhất không chỉ riêng nước Mỹ mà còn là ngôi trường Top 1 thế giới. Theo thống kê của US News & World Report năm 2022, ĐH Harvard đứng đầu bảng xếp hạng với 100 điểm.

Giáo sư ĐH Harvard: Muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần hạn chế khen ngợi con cái! - Ảnh 1.

Giáo sư nổi tiếng Ronald F. Ferguson - ĐH Harvard. Ông là một nhà kinh tế học, đồng thời cũng là một chuyên gia giáo dục (Ảnh: Harvard University)

Ngôi trường quyền lực nhất thế giới này cũng có 8 tổng thống Mỹ là cựu sinh viên, khoảng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên hay nhân viên của Harvard, 62 tỷ phú là cựu sinh viên Harvard. Sinh viên Harvard sau khi tốt nghiệp đa phần trở thành những người có ảnh hưởng trên thế giới.

Theo đó, giáo sư cho biết, ông đã phỏng vấn nhiều doanh nhân thành đạt trong hơn một thập kỷ và nhận thấy rằng họ không thường được cha mẹ khen ngợi khi còn nhỏ.

Từ đó, ông đúc kết rằng: “Những đứa trẻ ít được cha mẹ khen ngợi, lớn lên có nhiều khả năng thành công hơn so với những đứa trẻ lúc nào cũng được khen ngợi thường xuyên”.

Trên thực tế, không phải lời khen của cha mẹ làm giảm cơ hội thành công của trẻ, mà vấn đề ở “những lời khen không phù hợp” quá nhiều của cha mẹ.

Giáo sư Ronald F. Ferguson: “Không nên khen con cái một cách mù quáng”

Giáo sư cho rằng, việc cha mẹ dùng vật chất thưởng cho trẻ sau mỗi lần trẻ đạt được một mục tiêu nào đó là “không phù hợp”. Đây được gọi là “động lực bên ngoài”. Trẻ làm những việc không phải vì bản thân chúng thích làm, mà chúng biết rằng, làm những việc đó có thể mang lại lợi ích cho chúng, chẳng hạn như lời khen hay phần thưởng như kẹo, đồ chơi...

Theo giáo sư Edward Desi - giáo sư tâm lý học, nhà khoa học xã hội tại ĐH Rochester - chuyên gia nổi tiếng với các thuyết nghiên cứu về “động lực bên trong và bên ngoài”, đã phát biểu: “Động lực bên trong là nguồn gốc của sự nỗ lực phấn đấu và chăm chỉ lâu dài của một người. Việc sử dụng quá nhiều động lực bên ngoài sẽ không giúp trẻ hình thành động lực bên trong, mà sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của nó”.

Giáo sư ĐH Harvard: Muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần hạn chế khen ngợi con cái! - Ảnh 2.

Giáo sư trong một buổi chia sẻ (Ảnh: The Boston Globe)

Ví dụ, đứa trẻ ban đầu có hứng thú với việc đọc sách, nhưng vì cha mẹ treo "phần thưởng" hoặc khen ngợi một cách mù quáng để kích thích con đọc sách nhiều hơn, đứa trẻ sẽ hình thành thói quen đọc sách chỉ vì được cho “phần thưởng” này. Thế là động lực để đọc sách mỗi ngày đang thay đổi một cách âm thầm, lặng lẽ.

Tình trạng này được gọi là hiệu ứng Desi. Hành động luôn khen ngợi con thật tuyệt vời/ con giỏi quá” hay hành động treo thưởng của cha mẹ, thực chất là một động lực bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển “động lực bên trong” của trẻ.

Ở các nước Châu Á nói chung, cha mẹ nào cũng vậy, khi con cái mắc lỗi thì tha thứ và bao dung, khi con làm tốt thì liên tục khen ngợi. Đối với cha mẹ, con là “vàng bạc”. Nếu trẻ làm sai, làm hỏng đồ, cha mẹ thường bênh vực “Nó còn nhỏ mà! Cháu nó không biết gì cả,...”.

“Tôi xin lỗi khi phải nói ra điều này: những đứa trẻ mà bạn bao bọc và luôn dành cho chúng sự khen ngợi là những đứa trẻ có thể sẽ có tương lai không mấy tươi sáng”, vị giáo sư này nhấn mạnh.

Giáo sư ĐH Harvard: Muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần hạn chế khen ngợi con cái! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khen thưởng hay các động lực bên ngoài không phải là không thể áp dụng, nhưng chúng phải được cha mẹ áp dụng một cách hợp lý và không được đánh đổi để đổi lấy nhiệm vụ mà trẻ cần phải làm, như làm bài tập, làm việc nhà,... Phần thưởng” nên được trao bất ngờ và hợp lý để kích thích sự hăng hái của trẻ.

Nếu bản thân đứa trẻ không hứng thú với một việc nào đó, thì dù bạn có khen ngợi và “treo thưởng” đến đâu, nó cũng chỉ có thể khiến đứa trẻ này rơi vào chu kỳ “vâng lời-nhận lời khen/ phần thưởng”, hoặc thậm chí có trẻ trở thành vấn đề tiêu cực “nếu không khen hoặc thưởng cho con, con sẽ không làm”.

Giáo sư ĐH Harvard: Muốn con lớn lên thành công, cha mẹ cần hạn chế khen ngợi con cái! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Khen ngợi một đứa trẻ là không sai, nhưng sự khen ngợi của cha mẹ phải đúng đối tượng, trường hợp và phải công bằng, khách quan để đứa trẻ có thể tạo ra “động lực bên trong”, nỗ lực và tự chủ động làm việc. Có như vậy, trẻ lớn lên mới hình thành thói quen chủ động, biết phấn đấu, dám chịu trách nhiệm với những việc mình làm, tạo tiền đề để trẻ dám làm nên việc lớn.

https://soha.vn/giao-su-dh-harvard-muon-con-lon-len-thanh-cong-cha-me-can-han-che-khen-ngoi-con-cai-2022041317503083.htm