Kristina Makris, 33 tuổi, thức dậy vào ngày 15 tháng 1 với một cơn đau đầu và cảm thấy như mình bị "xe tải" đâm vào. Cô tới khám ở một phòng khám thì được kết luận là bị cúm. Nhưng sau đó cô bắt đầu nôn mửa không ngừng trong suốt 10 phút, người nhà lại vội vàng đưa cô đến bệnh viện Lahey, Massachusetts, trong tình trạng cô không thể đi lại được.
Cô nhanh chóng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và rồi mất 2 tháng trong bệnh viện sức khỏe của cô mới hồi phục. Theo các bác sĩ tại bệnh viện, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch như vậy là do cô Kristina đã bị phản ứng sốc độc tố (TSS) với băng vệ sinh hữu cơ mà cô mới dùng trước đó 2 tuần.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch như vậy là do cô Kristina đã bị phản ứng sốc độc tố (TSS) với băng vệ sinh hữu cơ mà cô mới dùng trước đó 2 tuần.
Trước hôm đó, cô đã cảm thấy vô cùng buồn nôn và nhận thấy một cục u sưng lên ở háng. Nhưng vì nghĩ rằng đó là một chấn thương do tập thể dục nên cô đã gạt đi mà không chú ý gì cả.
"Rõ ràng là cơ thể đang cố gắng nói với tôi rằng tôi bị nhiễm trùng nhưng tôi lại cho rằng do mình tập các bài tập giãn cơ. Tôi cảm thấy tốt hơn khi ăn một chế độ thuần chay và tập thể dục nhưng nó không có hiệu quả với vùng bị sưng. Rồi đột nhiên, vào sáng hôm đó, tôi cảm thấy mình như bị một chiếc xe tải đâm vào. Tôi thức dậy với cơn ớn lạnh, sốt và đau đầu dữ dội. Tôi đã nói với mẹ rằng có lẽ là do sốt virus và sẽ khỏi trong vài ngày. Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất đời tôi. Tôi cảm giác như cơ thể mình bị "sập nguồn". Các bác sĩ đã tiêm cho tôi 4 loại thuốc kháng sinh và dùng tối đa lượng chất lỏng khác nhau được truyền vào cơ thể để tăng huyết áp của tôi", cô nhớ lại.
Tuy nhiên, sức khỏe của cô Makris đã trở nên tồi tệ hơn. Cô yếu đến nỗi phải nhắn tin cho mẹ chứ không thể nói chuyện được. Cô mô tả lại mình lúc đó "trông giống như một xác chết" với các vết phát ban xuất hiện không ngừng trên đùi của cô. Phát ban giống như bị cháy nắng là một trong những triệu chứng sớm nhất của TSS.
Phát ban giống như bị cháy nắng là một trong những triệu chứng sớm nhất của TSS.
"Vào phòng cấp cứu là tôi đã mất hết khái niệm thời gian. Tôi chỉ nhớ đội phẫu thuật chạy về phía tôi và nói rằng tôi có 45 phút để đưa ra quyết định về việc có phẫu thuật hay không. Họ cho tôi thời gian ngắn để lựa chọn bởi vì đây là trường hợp cấp thiết. Nếu tôi không quyết định nhanh thì sẽ quá muộn. Tôi đã rất bối rối, tôi không biết phải nói gì, hoặc tại sao tôi cần phẫu thuật, cho đến khi tôi được cho biết là tôi cần phẫu thuật ngay lập tức nếu không sẽ mất đi chân trái. Nghe những lời đó khiến tôi nhận ra rằng bất cứ điều gì đang xảy ra với tôi đều là thật", cô kể lại.
Cuối cùng, cô đã chọn phẫu thuật để loại bỏ sự nhiễm trùng ở chân đang gây ra nhiễm trùng huyết. Một ngày sau cô thức dậy nhưng không thể thở vì có ống thở. 3 ngày tiếp theo trong bệnh viện, cô được bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ truyền nhiễm giải thích về trường hợp của mình, rằng vết phát ban trên đùi cho thấy cô đã bị nhiễm trùng và đó là triệu chứng sốc độc tố - tình trạng xảy ra khi một số vi khuẩn tiết ra độc tố vào cơ thể. Những vi khuẩn này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Cuối cùng, cô đã chọn phẫu thuật để loại bỏ sự nhiễm trùng ở chân đang gây ra nhiễm trùng huyết.
Sau khi điểm lại tất cả những gì đã làm trong những ngày trước đó, cô Kristina đã xác định là do tampon hữu cơ mà cô đã dùng. Bởi vì nó hoàn toàn khô ráo nên khi lấy ra cô đã làm xước thành bên trong âm đạo và dẫn đến nhiễm trùng. Chưa bao giờ cô nghĩ đến trường hợp mình có thể chết vì một điều đơn giản đến như vậy.
Emma Soos, một y tá đã đăng ký và MD của Phòng khám Sức khỏe Phụ nữ (Women's Health Clinic), nói rằng dù là tampon hữu cơ hay không, tất cả chúng có thể nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.
"Lý do chính khiến phụ nữ bị sốc độc tố do dùng tampon là việc họ đã để nó trong âm đạo quá lâu. Hữu cơ hay không, rủi ro là như nhau, nhưng nếu bạn đã thay đổi thương hiệu băng vệ sinh mình đang sử dụng, nó có thể gây ra phản ứng nếu bạn không quen với bất kỳ thứ gì khác có trong sản phẩm đó. Trong trường hợp của Kristina, có thể là do sự tiếp xúc với sản phẩm nhưng chúng tôi không thể coi đó là nguyên nhân cụ thể trong trường hợp này", cô nói.
Hiện tại, Kristina đang trong quá trình hồi phục ở nhà. Kể từ khi vụ việc xảy ra, các bác sĩ đã khuyên cô Makris đừng bao giờ dùng tampon nữa.
"Tôi hầu như không biết gì về sốc độc tố vì từ năm tôi 12 tuổi và bắt đầu có kinh nguyệt tôi đã được nhắc là không được để tampon quá lâu trong âm đạo. Tôi đã tuân theo tất cả các quy tắc nhưng điều này vẫn xảy ra với tôi. Bây giờ tôi cảm thấy tổn thương mỗi khi nhìn thấy tampon. Nó khiến tôi hiểu một điều rằng đây là một bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người phụ nữ nào nếu họ không cẩn thận và chúng ta cần nâng cao nhận thức", cô đưa ra lời cảnh báo cho tất cả mọi người.
Nó khiến tôi hiểu một điều rằng đây là một bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người phụ nữ nào nếu họ không cẩn thận và chúng ta cần nâng cao nhận thức.
Hội chứng sốc độc là một loại nhiễm khuẩn rất nguy hiểm - nhưng nó có thể bị chẩn đoán nhầm vì các triệu chứng tương tự như các bệnh khác và vì nó rất hiếm khi xảy ra. Nó xảy ra khi vi khuẩn tưởng như vô hại Staphylococcus aureus hoặc vi khuẩn Streptococcus, xâm nhập vào máu và phát ra độc tố nguy hiểm.
Các bác sĩ cho rằng sốc độc tố ảnh hưởng đến 1-2/100.000 phụ nữ. Nó có tỷ lệ tử vong từ 5-15% và tái diễn trong 30-40% các trường hợp.
Các triệu chứng sốc độc tố thường bắt đầu với sốt cao đột ngột - nhiệt độ trên 38,9 độ C. Trong vòng vài giờ, người bị bệnh sẽ phát triển các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, đau cơ, đau họng và ho.
Buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngất xỉu, chóng mặt và lú lẫn cũng là những triệu chứng của tình trạng này.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị hội chứng sốc độc nhất trong thời gian kinh nguyệt và đặc biệt là nếu họ đang dùng tampon, gần đây đã sinh con hoặc đang sử dụng một biện pháp tránh thai bên trong âm đạo, chẳng hạn như màng ngăn.
Trong khi trên các hộp tampon đều khuyên nên thay chúng trong khoảng 4-8 giờ, thì nhiều phụ nữ thường quên và để chúng qua đêm. Và điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốc độc tố.
Để điều trị sốc độc tố, có thể bác sĩ sẽ dùng đến thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng, cho thở oxy, truyền chất lỏng để ngăn ngừa mất nước và tổn thương các cơ quan, dùng thuốc để kiểm soát huyết áp.
Lọc máu cũng có thể cần phải thực hiện nếu thận ngừng hoạt động. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ các mô chết. Trong trường hợp hiếm hoi, có thể cần phải cắt cụt vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
Để ngăn ngừa sốc độc tố, phụ nữ nên sử dụng băng vệ sinh với độ thấm hút thấp nhất cho lượng kinh nguyệt của mình, dùng luân phiên cả tampon và băng vệ sinh, rửa tay trước và sau khi thay. Nếu dùng tampon thì cũng cần được thay thường xuyên, theo chỉ dẫn trên bao bì - thường là từ 4-8 giờ.