“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt

Vic, Theo Pháp luật xã hội 10:01 01/12/2013

Cheerleading ở Việt Nam tuy không phải là bộ môn mới nhưng đến nay vẫn thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Đối với teen Việt, bộ môn cheerleading không còn là bộ môn mới lạ. Cheerleading đã được công nhận là một môn thể thao và gần như là phần không thể nào thiếu trước những cuộc thi đấu bóng đá, bóng rổ… Ở một số nước châu Âu như Anh, Mỹ,… còn có cuộc thi dành riêng cho bộ môn này như một bộ môn giáo dục thể chất bắt buộc. Thậm chí, nhiều cô gái còn chia sẻ ước mơ lớn lao rằng được là thành viên trong đội cheerleading của trường.

Hiện nay, rất nhiều trường THPT hay đại học, cao đẳng của Việt Nam đều có một câu lạc bộ dành riêng cho bộ môn này song song tồn tại cùng câu lạc bộ nhảy, khiêu vũ thể thao… Theo chia sẻ của rất nhiều người thì cheerleading ẩn chứa nhiều nguy hiểm trong quá trình tập luyện nhưng cũng có một sức hút kỳ lạ “thử thách” những bạn trẻ đam mê nó.

Chị Nguyễn Hà My – từng là thành viên đội cheerleading PINKY của đại học Ngoại thương và bây giờ đang đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên cho đội sẽ có những chia sẻ độc đáo về bộ môn này.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 1

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 2
Chị My từng là thành viên, và giờ là huấn luyện viên của câu lạc bộ Cheerleading trường ĐH Ngoại thương - Hà Nội.

Cheerleading là gì?

Hiểu một cách thông thường, Cheerleading là một nhóm cổ vũ trong các sự kiện thể thao, các trận đấu thể thao mà ở đó, các thành viên sẽ nhảy múa, nhào lộn, hò hét và thực hiện các vũ điệu đầy sức mạnh, khéo léo để thư giãn và cổ vũ cho cuộc chơi.

Tuy nhiên, chị My lại có những chia sẻ cụ thể hơn: “Cheerleader dịch ra tiếng Việt thì được gọi là hoạt náo viên, nhưng chính xác hơn phải là "người hướng dẫn cổ vũ" hay "dẫn dắt cổ vũ". Ví dụ trong 1 trận bóng thì khán giả trên khán đài đều là những người cổ vũ, thì cần có 1 người hoặc 1 nhóm người có nhiệm vụ là làm hiệu để cho mọi người nhìn theo, và người/nhóm người đó chính là Cheerleader.

Cheerleading từ khi mới ra đời chỉ đơn giản là các lời hô nhằm cổ vũ cho đội bóng của trường học, kết hợp với các động tác đơn giản, dễ khuấy động khán giả. Trong quá trình phát triển, những người sáng tạo ra môn này cho thêm những hoạt động ấn tượng nhằm thu hút khán giả, khiến họ chú ý và sau đó sẽ dẫn dắt khán giả cùng hòa nhịp để hô, sau đó là chồng tháp. Và dần dần sau này, khi càng phát triển thì càng có nhiều sự sáng tạo trong việc tạo thành một bài cổ động thu hút."- Chị My cho biết thêm.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 3

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 4

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 5
Một vài hình ảnh đội Cheerleading của chị My đi thi đấu.

Cheerleading khác biệt với Dancer thông thường ở… nụ cười

Trong 1 bài biểu diễn của cheer thì luôn có các phần: cheers (hô), Jump (bật nhảy), tumbling (nhào lộn), Toss (tung hứng), Stunts (tháp riêng lẻ), Pyramid (Tháp liên kết), và dance (nhảy). Trang phục các cheerleader mặc cũng thể hiện đúng tính chất năng động và khỏe khoắn. Những cô gái thường chọn váy ngắn và áo ôm sát để tạo vẻ gợi cảm, còn các chàng trai mặc trang phục thể thao đơn giản, phù hợp tone màu đồng phục của cả đội. Điểm quan trọng nhất chính là đôi giày, phải nhẹ nhàng và tạo cảm giác thoải mái nhất có thể.

Nhưng với chị My thì sự khác biệt đầu tiên và lớn nhất giữa cheerleading và các bộ môn nhảy khác là cheerleading luôn có phần hô cổ động (cheers), nó thể hiện tinh thần, và bản sắc của mỗi đội, mỗi trường.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 6

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 7
Vì là người truyền cảm hứng cho khán giả nên các Cheerleader luôn phải giữ nụ cười và "ngọn lửa" nhiệt huyết.

Điều làm cho các Cheerleader khác biệt với Dancer đấy là Spirits (tinh thần), luôn phải nở nụ cười rạng rỡ trên môi. Bởi Cheerleader luôn phải giữ được tinh thần vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết để truyền cảm hứng nồng nhiệt đó cho khán giả, họ còn là những hình mẫu để khán giả noi theo, và đại diện cho trường nên Cheerleader lại luôn phải giữ đúng hình ảnh của mình, luôn kỷ luật và chuẩn mực.” - Chị My bộc bạch.

Tai nạn luôn rình rập mọi lúc mọi nơi

Nếu đã từng theo dõi các màn biểu diễn này thì chắc hẳn sẽ ấn tượng với những màn chồng tháp cực kỳ công, đẹp mắt nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Chồng tháp có 2 loại: tháp riêng lẻ hay còn gọi là Stunts và tháp liên kết hay gọi là Pyramid.

Khi được thắc mắc về độ khó của từng loại, chị My nhiệt tình cho hay: “Về các Stunts, thông thường có 2-3 người làm đế (base) để đỡ 1 người nữa đứng ở trên tay của họ (Flyer). Các Flyer không chỉ đơn giản đứng tĩnh mà còn phải thực hiện các động tác tạo hình khó, thể hiện độ dẻo, chắc của bản thân. Kỹ thuật càng nâng cao thì số lượng người làm đế bên dưới càng ít đi, ban đầu là 4 người, về sau chỉ là 1 người.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 8
Thực hiện những động tác nhào lộn đẹp mắt và ấn tượng nhưng khá nguy hiểm.

Pyramid là ghép nhiều các tháp lẻ với nhau. Các Flyer sẽ liên kết với nhau, thực hiện hỗ trợ nhau nhiều động tác liên kết, chuyển đổi trên không (nhào lộn, nâng lên hạ xuống liên hoàn...). Sau đó là tung hứng cho Flyer bay lên không trung, thực hiện xoạc chân, san tô hay xoắn người rồi chụp lại.”- Chị My cho biết thêm.

Với bộ môn này, nguy hiểm là yếu tố thử thách lớn nhất, tai nạn, chấn thương luôn rình rập mọi nơi. Bởi vì hoàn toàn thực hiện bằng sức người, không có dụng cụ bảo hộ hay bổ trợ nào. Nguy hiểm nhất vẫn là lúc tung Flyer lên trên không, độ cao thông thường là 3 mét, các base phải rất tập trung để đón người rơi xuống đúng vị trí, còn flyer phải hết sức tự chủ, kiểm soát cơ thể tốt để không rơi sai vị trí.

Ở nước ngoài đã có người tử vong, hay bị ngồi xe lăn cả đời vì thiếu cẩn trọng khi tập luyện. Còn những tai nạn nhỏ như xước xát, thâm tím, va đụng hay thậm chí là gãy xương… thì không phải điều hiếm gặp.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 9
Ban đầu là nhiều người đỡ 1 người.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 10
Về sau là 1 người đỡ 1 người.

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 11

“Zoom-in” bộ môn cheerleading ngày càng “hút” teen Việt 12
Những màn tung hứng thế này vẫn luôn là phần khó khăn nhất.

Gần đây nhất thì 1 flyer trong lúc hạ từ trên tháp xuống thì chả hiểu sao bị mất thăng bằng, base đã hạ được rồi nhưng úp mặt xuống sàn bê tông, bị sưng một bên má mất 1 tháng. Và bạn flyer đó hiện đang là đội trưởng của PINKY.” - Chị My kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong khi luyện tập.

Nguy hiểm nhưng lại đầy hấp dẫn

Có một sự thật, các bộ môn càng nguy hiểm và càng kén người chơi như kateboard hay breakdance, hay những bộ môn như BMX, Parkour… thì lại càng kích thích trí tò mò, hay muôn chinh phục của các bạn trẻ. Đó là lý do mà vẫn có rất nhiều người muốn được có chỗ đứng trong đội Cheerleading của trường.

Cảm giác đứng ở trên cao thích lắm, đứng ở trên tay người khác lại càng thích, kiểu lên đến đấy thì lúc mới đầu sẽ không thể phân biệt trái phải, hay các bộ phận nữa, thú vị nhất là lúc vượt qua cảm giác nhìn xuống dưới, chênh vênh ban đầu. Và cảm giác nâng được 1 người 50kg trên tay mình thú vị chứ, khi làm được những điều vượt qua trí tưởng tượng của người khác, thể hiện khả năng vô cùng của con người thì ai cũng thích".