Một teengirl thượng lưu được mẹ gửi đến sống ở khu ổ chuột

Bingo (Theo ABC), Theo 10:01 07/04/2010

Sẽ thế nào khi một ngày bạn phải từ bỏ căn hộ sang trọng của mình ở Manhattan để đến sống tại những khu ổ chuột ở Ấn Độ??

Không thể chịu đựng được những hành động quá đà của cô con gái tuổi teen quá được chiều chuộng, nhà biên kịch của thành phố New York - Tracy Jackson đã quyết định gửi con gái mình đến những khu ổ chuột tại Ấn Độ để học cách những người nghèo sinh sống thế nào. Cô bạn là tín đồ mua sắm này sẽ phải sống như những người nghèo nhất để thay đổi cách nhìn về cuộc đời, và mẹ cô đã bí mật ghi lại những hình ảnh đấy để tất cả mọi người đều có thể theo dõi. Nếu như đã từng xem bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột”, các bạn có thể hiểu cuộc sống ở những nơi này khủng khiếp thế nào.

Cô Tracey nói Taylor, con gái mình, được sinh ra và lớn lên ở khu vực thượng lưu phía Đông Manhattan và không hề biết đến những điều cơ bản một người cần có để duy trì cuộc sống. Và bà mẹ này đã không thể chịu nổi khi tìm thấy những bộ quần áo trị giá $12000 cùng các vật dụng khác bị vứt cẩu thả la liệt khắp sàn nhà trong phòng con gái.


Tracey Jackson và cô con gái của mình

Những đoạn phim quay lại cuộc hành trình đã được trình chiếu từ ngày 15 tháng 3 năm 2010, với cái tên rất kì lạ “Những chú vịt may mắn”. Cô Jackson giải thích đó là để ám chỉ những đứa bạn của con gái mình, những cô gái giàu có và quyền quý, những người không cần gì và dường như là đã có tất cả.

Jackson là một trong những biên kịch của những bộ phim nổi tiếng như “The Guru” hay “Lời tự thú của tín đồ shopping”. Cô cho biết ý tưởng đưa con gái mình đến Ấn Độ ngoài việc để con gái mình lớn lên thì đó cũng là một niềm cảm hứng của cô.


Taylor đã trải qua 3 tuần ở những khu ổ chuột như thế này

Tuy vậy Taylor cảm thấy hạnh phúc vì những gì bạn ấy được trải qua.

“Vào lúc đó thì bạn sẽ thấy điều đó thật kinh khủng và không cần thiết. Nhưng giờ đây khi nhìn lại, tớ lại muốn cảm ơn mẹ vô cùng.”

Cô Jackson cho biết cô chọn Ấn Độ chứ không phải là những khu vực nghèo trong nước Mỹ, bởi ở Ấn Độ sẽ không có điện thoại di động và không có đường để trốn về nhà và buổi đêm.

“Sự nghèo khổ ở đây thì ở ngay ngoài cửa nhà bạn. Nhưng ở Ấn Độ, cái nghèo hiển thị ngay trên khuôn mặt của bạn.”

Hai người đã sống 3 tuần ở Mumbai, nơi Taylor dạy tiếng Anh cho các trẻ em trong khu ổ chuột.

“Tớ đã sợ hãi và vô cùng lo lắng. Và tớ thật sự bị shock khi đến tận nơi và ở lại một mình.”