Bão Irene bị những kẻ lừa đảo qua mạng "lợi dụng"

Bingo (Theo MSN), Theo 00:00 29/08/2011

Cũng giống như tất cả những sự kiện thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người khác, cơn bão Irene đang bị biến thành một “công cụ” hoàn hảo cho một số kẻ chuyên lừa đảo qua mạng.

Khi mà người dân ở vùng East Coast nước Mỹ đang ráo riết chuẩn bị sơ tán và chống chọi trước cơn bão Irene tràn qua thì mọi người trên thế giới, đặc biệt là những ai đang sống ở những khu vực không thuộc vùng ảnh hưởng của bão, lại đang dính chặt lấy màn hình máy tính để có thể update liên tục những bản tin thời tiết và thông tin sơ tán.

Tuy nhiên, cũng giống như tất cả những sự kiện thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người khác, cơn bão Irene đã trở thành một “công cụ” hoàn hảo cho một số kẻ chuyên lừa đảo qua mạng. Mặc dù vậy, chỉ cần một chút chú ý thì cùng với một số tip sau đây, các bạn có thể hoàn toàn vượt qua “cơn bão lừa đảo” một cách an toàn.

Không phải lúc nào tin tưởng “bạn bè” cũng tốt

“Bạn bè” ở đây chính là những người bạn trên Facebook hay Twitter đấy. Điều này nghe có vẻ kì lạ phải không, nhất là khi giờ đây mọi người đều nhờ vào Facebook và Twitter để có được những cập nhật mới và thực tế nhất về cơn bão. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo lại rất tài giỏi trong việc hack một tài khoản của ai đó, và trang Facebook hay Twitter của người đó sẽ trở thành cách nhanh nhất để phát tán các loại virus máy tính hay nhiều điều phiền toái khác.



Cẩn thận với những người “bạn” trên mạng xã hội nhé!

Khi một người bạn trên Facebook, Twitter hay bất cứ mạng xã hội nào gửi cho bạn một tin nhắn hay đường link, không có gì đảm bảo là chúng an toàn. Tuần trước tại Los Angeles, một rapper đã bị hack tài khoản Twitter. Kẻ gian đã sử dụng tài khoản của ca sĩ này kêu gọi gần 600000 bạn của anh ta gọi điện đến một số điện thoại để đăng kí làm thực tập viên. Hóa ra số điện thoại này lại là số của... sở Cảnh sát Los Angeles! Và sở cảnh sát đã được một phen khốn đốn, không thể tiếp nhận bất cứ cuộc điện thoại khẩn cấp nào trong vòng 3 ngày.

Đừng để bị lừa vì tò mò

Sau đợt động đất và sóng thần khủng khiếp xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 3 vừa qua, những kẻ lừa đảo trên mạng đã liên tiếp tấn công cư dân mạng với nhiều mánh lới mới, nhưng chỉ có một “chiêu bài” thành công. Đó là một tin nhắn được lan truyền rộng rãi trên Facebook nói rằng đã có người đã up lên Youtube một đoạn video quay lại cảnh cơn sóng thần đã quăng hẳn một con… cá voi vào một tòa nhà.

Dĩ nhiên là tin nhắn này nghe có vẻ nực cười, nhưng vào thời điểm mà toàn thế giới đều tập trung sử dụng Internet để ngóng tin tức, thì nó đã dễ dàng quyến rũ nhiều nạn nhân tò mò. Mọi người phải hoàn tất một bản điều tra cá nhân để có thể xem đoạn video clip đó. Tất nhiên là chẳng có đoạn clip nào cả, còn những thông tin mà bạn đã điền nay đã trở thành tài sản của những kẻ lừa đảo.



Đừng bao giờ ấn vào những link như thế này nhé.

Cơn bão Irene không còn nghi ngờ gì sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý, khi mà giờ đây những đài truyền hình thời tiết đã túc trực tại các bờ biển để quay lại những trận gió lớn, ngập lụt hay tổn thất. Đừng biến mình thành miếng mồi béo bở cho những tên lừa đảo chỉ vì mình quá tò mò muốn xem những bức ảnh hay đoạn clip với tên “gây sốc”. Hãy chỉ tin tưởng những trang tin uy tín mà thôi.

Tip này: hãy chịu khó quan sát một chút, đừng cứ thấy link là lập tức bấm ngay, đặc biệt là những link ngắn và có nội dung về cơn bão Irene. Hãy đặt niềm tin ở những trang tin thời tiết và những tờ báo online có uy tín.

Đặt lòng tin đúng chỗ

Phần lớn những tên lừa đảo là những kẻ vô lương tâm, chúng sẽ lợi dụng lòng cảm thông và hào phóng của người khác để kiếm những món tiền nhanh chóng và dễ dàng. Sau hàng loạt những thiên tai xuất hiện như động đất và sóng thần, giờ là những cơn bão, thì những trang web quyên góp giả cũng mọc lên như nấm sau mưa. Phần lớn những website giả này đều khá giống trang của Hội chữ thập đỏ, ngoại trừ việc tiền bạn quyên góp sẽ được chuyển đến tay… tên lừa đảo mà thôi.

Nếu như bạn nhận được những email lạ kêu gọi ủng hộ quyên góp cho nạn nhân cơn bão Irene, hãy lập tức nghi ngờ nhé. Những tổ chức từ thiện sẽ không liên lạc với bạn qua mạng theo những cách như thế này. Tuyệt đối không ấn vào những đường link trong email đó. Thêm một tip nho nhỏ nữa là hãy thường xuyên bảo vệ máy tính của mình với những phần mềm chống virus và các chương trình gián điệp. Như vậy là teen có thể tự tin đối phó với những kẻ dựa vào những thảm họa tự nhiên để lừa đảo người khác rồi.