Người trẻ ở Mỹ đang đối diện với nỗi sợ tiền bạc, khi nuôi 1 chú chó cũng trở thành giấc mộng viển vông

Như Anh - Design: Huyền Trang, Theo Trí Thức Trẻ 10:56 15/07/2022

Thế hệ trẻ tưởng chừng như sẽ giúp phát triển nền kinh tế vượt bậc, giờ đây lại phải chống chọi với sự bất ổn trong tài chính.

Những người sinh từ 1981 đến 1996 được gọi là Millennials. Thế hệ nhận được nền giáo dục chất lượng và đa dạng nhất trong lịch sử, từng được coi là những người sẽ có đóng góp to lớn trong sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế. Nhưng bây giờ, ngay cả khi được xem là thành công trong sự nghiệp, hầu hết họ đều tụt hậu so với những bước tiến về tài chính và gia đình của thế hệ trước. 

Và thời điểm bằng tuổi những người thuộc thế hệ Millennials hiện tại, cha mẹ họ hầu hết đều đã bắt đầu xây dựng tổ ấm cho riêng mình, sinh con và có 1 cuộc sống ổn định. Nhưng phần lớn Millennials vẫn chưa kết hôn, và chưa có con. Tất nhiên, một lý do quan trọng trong câu chuyện này chính là thiếu tiền. 

Tỷ lệ nợ trên thu nhập của người Mỹ sinh vào những năm 1980 cao hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Điều đó khiến họ đặc biệt dễ bị tổn thương. Giờ đây, hầu hết những người thuộc thế hệ Millennials đều ở ngưỡng xấp xỉ 30, thời điểm mà nhiều bậc cha mẹ của họ đã có thể sở hữu nhà. Còn họ bị vây chặt giữa thời kỳ bão giá tồi tệ, giá nhà cao ngất ngưởng và sự bấp bênh trong toàn bộ cuộc sống sau đại dịch. 

Đó là 1 cảm giác khủng khiếp: Người trẻ ở Mỹ đang đối diện với nỗi sợ tiền bạc, khi nuôi 1 chú chó cũng trở thành giấc mộng viển vông - Ảnh 1.

01. 

"Rất nhiều người trong chúng tôi được nuôi dạy với tâm lý "Hãy tìm kiếm đam mê của bạn, hãy hạnh phúc, và tiền bạc sẽ đến với bạn 1 cách tự nhiên". Kacie Willis, 35 tuổi, nhà sản xuất podcast và thiết kế âm thanh sân khấu chia sẻ. 

Cô chia sẻ rằng bản thân đã đóng vai "một nghệ sĩ chết đói", ăn chơi trác táng trong khoảng 7-8 năm sau khi tốt nghiệp đại học, làm việc tự do trong lĩnh vực quản lý sân khấu và nghệ thuật để được trả 10 - 15 đôla/ giờ (234 - 351 nghìn đồng) - 1 số tiền rất thấp ở Mỹ. Ngay cả khi dọn ra khỏi nhà bố mẹ, cô vẫn phải liên tục phải vay mượn họ để duy trì cuộc sống. 

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Covid, cô đã về nhà ở với bố mẹ để tiết kiệm tiền bạc. Cùng lúc đó, Kacie Willis đã bắt đầu công việc Podcast và nó đã đưa cô đến sự nghiệp tuyệt vời cùng nguồn thu nhập tốt hơn rất nhiều so với trước đây. 

Sau 2 năm, cô đã có thể trả tiền thuê nhà và các chi phí hàng tháng 1 cách dễ dàng mà không cần phải làm 10 công việc như trước đây. Tuy số tiền hàng năm kiếm được không đủ để mua du thuyền, sống xa hoa nhưng cũng đủ cho Kacie Willis mua căn hộ của riêng mình. 

"Tôi nghĩ bước tiếp theo sẽ là bắt đầu tiết kiệm 1 quỹ khẩn cấp. Tôi không cần mặc đồ đẹp và đó cũng không phải là ý nghĩa của tiền bạc đối với tôi. Chỉ đơn giản là tôi thích cảm giác không phải dựa dẫm vào người khác, hay 1 cơ hội bất chợt. Chẳng hạn như ước mơ sẽ trúng xổ số để có thể trả tiền thuê nhà của mình trong tháng này. Đó là 1 cảm giác kinh khủng, tôi không muốn trải nghiệm thêm lần nào nữa".

Đó là 1 cảm giác khủng khiếp: Người trẻ ở Mỹ đang đối diện với nỗi sợ tiền bạc, khi nuôi 1 chú chó cũng trở thành giấc mộng viển vông - Ảnh 2.

02. 

Jalil Kizy, 35 tuổi, là một thợ sửa đồng hồ, đã không học đại học trong độ tuổi 20 của mình, thay vào đó anh tham gia học ở 1 trường kỹ thuật sản xuất đồng hồ. Lúc đó, Jalil Kizy đã phải mua dụng cụ và thiết bị của riêng mình, trị giá gần 10.000 đô la (234 triệu đồng) khi quy đổi về tỷ giá tiền hiện tại, đồng thời phải tự xoay sở để trả chi phí sinh hoạt.

Anh chàng đã tốt nghiệp vào năm 2009, trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Jalil Kizy chuyển về quê và thất nghiệp ở tuổi 22. Tuy nhiên, khi mà hầu hết các thợ đồng hồ kiếm được từ 60.000 đến 70.000 đô la, hiện nay Jalil Kizy kiếm được trên mức trung bình. 

Anh chàng đang trong quá trình cố gắng bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Về cơ bản, Jalil Kizy đã dành số tiền tiết kiệm cả đời của mình - bất cứ khoản nào chưa chi tiêu cho ngôi nhà của mình - cho các công cụ và thiết bị trong suốt nhiều năm. Tổng cộng, anh chàng đã chi tiêu từ 70.000 đến 80.000 đô la (khoảng hơn 1,6 tỷ - gần 1,9 tỷ đồng) để củng cố sự nghiệp của mình. 

"Đôi khi tôi cảm thấy mình đã hy sinh gia đình để phát triển sự nghiệp. Vào thời điểm bằng tuổi tôi bây giờ, bố tôi đã có 1 gia đình với người vợ yêu quý và 5 người con. Tôi thậm chí không thể tưởng tượng 1 ngày mình sẽ phải có trách nhiệm, đặc biệt trong vấn đề tài chính, với nhiều người như vậy. Tôi cảm thấy mình đang đi lùi, không ở nơi mà đáng lẽ tôi nên ở đó. Nhưng khởi nghiệp, điều đó sẽ đặt tôi vào tình huống không biết mình có ổn định về tài chính hay không. Và nếu tôi có một gia đình, làm thế nào tôi có thể vượt qua điều đó? Tuy vậy, tôi vẫn muốn có một gia đình dù chẳng dễ dàng". 

Đó là 1 cảm giác khủng khiếp: Người trẻ ở Mỹ đang đối diện với nỗi sợ tiền bạc, khi nuôi 1 chú chó cũng trở thành giấc mộng viển vông - Ảnh 3.

03. 

Aedan Lake, 26 tuổi, quản lý tại 1 cửa hàng bán lẻ, kiếm được 16,50 đô la/ giờ (gần 400 nghìn đồng). Cô chia sẻ rằng có nhiều người cho rằng đó là 1 con số thực sự tốt cho 1 người chỉ đứng và gấp áo sơ mi cả ngày. 

Song, vào cuối tháng, sau khi trả tiền thuê nhà và chi phí ăn uống, cô còn khoảng 200 đô la (gần 4,7 triệu đồng) để gửi vào ngân hàng, hoặc thậm chí ít hơn, do đồng tiền hiện tại khá mất giá. Đó là suy nghĩ đáng sợ với 1 cô gái chỉ mới 26 tuổi. 

"Ngay cả trong 1 thế giới hoàn hảo, sức khoẻ ổn định, không phải đến bác sĩ hoặc nha sĩ, chiếc xe hơi vẫn tốt để dùng 1 thời gian nữa, thì nó có nghĩa rằng tôi sẽ kết thúc 1 năm với số tiền tiết kiệm là 1.200 đô la (28 triệu đồng). Và điều đó thật nực cười khi chi phí trung bình của 1 ngôi nhà nơi tôi đang sống là 365,000 đô la (8,5 tỷ đồng). Có nghĩa là cả cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ mua được 1 ngôi nhà."

Đó là 1 cảm giác khủng khiếp: Người trẻ ở Mỹ đang đối diện với nỗi sợ tiền bạc, khi nuôi 1 chú chó cũng trở thành giấc mộng viển vông - Ảnh 4.

Mặc khác, cô gái 26 tuổi này cũng không muốn điều gì đó quá to tát, chỉ là có 1 người bạn là chú chó nhỏ vào 1 ngày nào đó. Nhưng sẽ ra sao nếu chú chó bị ốm và Aedan Lake phải trả 6.000 đô la để chữa trị cho chúng. Một cuộc sống chẳng hề dễ dàng.

Cùng hoàn cảnh không đủ khả năng mua nhà, thậm chí ra ở riêng là Grace Richardson, 27 tuổi hiện đang là nhiếp ảnh gia. Grace đã kết hôn gần đây với 1 buổi lễ ngoài trời với 54 khách mời. Gia đình 2 bên đã phải giúp cặp đôi mới cưới trả chi phí này. 

"Tôi và chồng hiện đang sống cùng bố mẹ tôi. Chúng tôi ở trong phòng dành cho khách nhỏ trong ngôi nhà của họ. Mẹ tôi là một nhà môi giới bất động sản, và thường nói: "Hãy sống ở đây chừng nào con đủ tiền tiết kiệm và mua được 1 căn nhà cho riêng mình." Với thị trường nhà ở và giá thuê ở đây, chúng tôi sẽ phải trả từ 1.500 đến 1.600 đô la (35 - 37,4 triệu đồng) khi thuê nhà một phòng ngủ. Tôi thà trả hết nợ và sống với gia đình hơn là bị ràng buộc vì nợ nần và thu nhập chỉ đủ để trả tiền nhà ở". 

Lược dịch The New York Times
https://kenh14.vn/do-la-1-cam-giac-khung-khiep-nguoi-tre-o-my-dang-doi-dien-voi-noi-so-tien-bac-khi-nuoi-1-chu-cho-cung-tro-thanh-giac-mong-vien-vong-20220713175226557.chn