Đến Huế dịp này nhớ ghé cung điện vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp

Diệp Anh, Theo Phụ nữ số 18:32 02/03/2024

Điện Kiến Trung, sau khi được tôn tạo, đã khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy, trở thành điểm đến lôi cuốn biết bao du khách phương xa. Nếu có dịp đặt chân đến Huế, đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan di tích này để không phải nuối tiếc về một nét di sản huy hoàng.

Huế không chỉ hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của lịch sử mà còn bởi những "tàn tích" huy hoàng dù đã phai màu theo thời gian. Và giữa dòng chảy không ngừng của năm tháng, niềm vui đã trở lại khi điện Kiến Trung - viên ngọc quý của Huế - đã được tôn tạo, phục hồi vẻ đẹp vốn có. Đây quả là món quà quý giá, cho phép thế hệ mai sau được dịp mãn nhãn trước tài năng kiến trúc và tinh thần sáng tạo của ông cha.

Đến Huế dịp này nhớ ghé cung điện vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 1.

Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Điện Kiến Trung xưa

Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế duyệt chi gần 124 tỷ đồng (khoảng 5,5 triệu USD) để phục dựng điện Kiến Trung trên nền móng cũ. Công trình vĩ đại này được phục dựng hoàn thành và mở cửa đón du khách tới thăm đúng vào dịp Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn.

Điện Kiến Trung xưa. (Ảnh tư liệu)

Tại vị trí của điện Kiến Trung, trước đó năm 1827, vua Minh Mạng cho xây dựng lầu Minh Viễn (Minh Viễn Lâu), là tòa lầu gỗ 3 tầng, đây là nơi nhà vua ngắm cảnh và hóng mát. Lầu Minh Viễn từng được vua Thiệu Trị ca ngợi là "Đệ nhất cảnh trong Thần kinh nhị thập cảnh" (20 thắng cảnh của Kinh đô Huế). Dưới thời Tự Đức, công trình này đã được triệt giải vào năm 1876. Đến năm 1913, lầu Du Cửu xuất hiện tại vị trí này vào thời vua Duy Tân. Và khi vua Khải Định lên ngôi, năm 1916 cho đổi thành lầu Kiến Trung.

Điện Kiến Trung được xây dựng trong giai đoạn 1921 - 1923 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi sinh hoạt của vua, ban đầu là nơi làm việc, sau đó được sửa sang, tân trang để làm nơi vua sinh hoạt cùng gia đình. Cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, cung điện này là một trong năm công trình độc đáo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế thời Nguyễn. Nhưng đến năm 1947, do chiến tranh nơi đây đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại móng. Chỉ tồn tại khoảng hơn 20 năm nhưng từ phần nền cũ, điện Kiến Trung được phục dựng lại đã tái hiện hình ảnh cung điện bề thế, nguy nga và rực rỡ.

Điện Kiến Trung ban đầu là nơi sinh sống và làm việc của vua Khải Định. Ảnh tư liệu.

So với các công trình khác trong Hoàng thành Huế phần lớn được xây dựng vào thế kỷ 19 theo phong cách đặc trưng Việt Nam thì điện Kiến Trung được xây dựng trong đầu thế kỷ 20 lại có sự pha trộn của kiến trúc Châu Âu và Á Đông. Nằm trên trục thần đạo xuyên qua trung tâm của Tử Cấm thành, bên ngoài được đắp nổi phù điêu tinh xảo. Kiến trúc của điện được hòa quyện giữa kiến trúc Pháp và Phục hưng của Ý pha thêm chút cổ điển của Việt Nam, ở phía mặt tiền điện có sử dụng gốm sứ nhiều màu - nghệ thuật đặc trưng của cung đình Huế.

Đến Huế dịp này nhớ ghé cung điện vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 4.

Sau khi vua Khải Định qua đời, đến vua Bảo Đại kế vị, điện Kiến Trung là nơi sinh hoạt của vua cùng hoàng hậu Nam Phương. Ảnh tư liệu.

Phía trước điện có vườn cảnh, nổi bật với 3 cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Mặt tầng chính trổ 13 cửa hiên, gian giữa có 5 của, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, ở hai phía góc điện mỗi bên hai cửa nhô ra hẳn. Mái ngói trên cùng có lan can được khảm sành sứ, trang trí theo phong cách Việt Nam.

Sau khi vua Khải Định qua đời, điện Kiến Trung được tu sửa lại, các tiện nghi mang phong cách phương Tây, bên trong có cả buồng tắm. Nơi đây cũng là nơi sinh sống của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.

Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ngô Lễ/Visit Huế

Điện Kiến Trung nay

Được tiến hành phục dựng từ tháng 2/2019, sau 5 năm, điện Kiến Trung xuất hiện với diện mạo nguy nga, rạng rỡ chinh phục bất cứ người con yêu lịch sử, văn hóa và du lịch nào khi đến với Huế. Tọa lạc tại số 32 đường Đặng Thái Thân, phường Phú Hậu, TP. Huế.

Điện Kiến Trung thu hút rất nhiều các bạn trẻ trong dịp mở cửa đón khách du lịch. Video: Blog của Rọt

Ngay ở phía ngoài, điện Kiến Trung màu sắc rực rỡ cùng kiến trúc bề thế khiến bất cứ ai đến đây cũng chỉ thốt lên một từ: Quá đẹp. Dù đứng ở bất kỳ góc nào của điện, chỉ cần "giơ nhẹ" điện thoại hoặc máy ảnh lên là có những bức hình xinh xắn mang về.

Đến Huế dịp này nhớ ghé cung điện vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng, chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp - Ảnh 7.

Ảnh: Trường Bùi

Bên trong tòa điện, các vật dụng sinh hoạt bằng gốm sứ được trưng bày xa hoa trong tủ kính. Bên cạnh đó, rất nhiều những hiện vật được trưng bày như kiệu rước vua, kỷ vật của vua Khải Định và vua Bảo Đại, các bộ bàn ghế và gốm sứ sưu tập có nguồn gốc từ phương Tây,...

Ảnh: @wangloclee, @huyeefnchism