Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…”

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 08:00 22/01/2024

Chàng trai 21 tuổi, được chẩn đoán vô sinh, chấp nhận xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm. Như trò đùa nghiệt ngã của số phận, sau khi vợ mang thai từ tinh trùng hiến tặng, anh được vi phẫu micro-TESE tìm thấy rất nhiều tinh binh.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 1.

Thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn, trong đó 40% trường hợp do nam giới. Nguyên nhân có thể là những nhóm bệnh lý phổ biến như giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng tiết niệu, các vấn đề rối loạn tình dục hoặc xuất tinh, dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể, suy giảm nội tiết tố, mãn dục…

Anh Phi (SN 2002, quê Cần Thơ) cũng là một trường hợp được chẩn đoán vô sinh do không có tinh trùng, teo tinh hoàn cả hai bên. Đây là một kết quả gây sốc với anh và vợ sau khi kết hôn 3 năm nhưng không có tin vui. Thời điểm đó, Bệnh viện ở địa phương chỉ định xin tinh trùng từ ngân hàng hiến tặng để thụ tinh ống nghiệm (IVF).

“Bác sĩ tại đó nói phương pháp mổ tìm tinh trùng tỷ lệ thành công rất thấp nên từ chối thực hiện. Tưởng không còn cách nào khác, tôi cay đắng chấp nhận để vợ mang thai với tinh trùng của người khác”, Phi nói và cho biết quyết định đó đưa ra trong sự vội vàng, do nhiều áp lực đè nặng như cú sốc biết mình vô sinh, mất sĩ diện đàn ông, nỗi lo sợ cha mẹ buồn và sự thúc giục từ bác sĩ. 

Phi nhờ người bạn thân hiến tặng tinh trùng. Sau khi xác định đầy đủ điều kiện theo quy định, mẫu tinh trùng này được nhập vào ngân hàng lưu trữ của bệnh viện, hoán đổi với các mẫu khác. Sau đó họ được nhận mẫu tinh trùng khác được ẩn danh để thực hiện thụ tinh ống nghiệm với trứng của người vợ tạo thành phôi thai. 

Toàn bộ quá trình đều được Phi và vợ giấu kín. Ban đầu, kế hoạch diễn ra suôn sẻ. Thảo (vợ của Phi) được chuyển phôi vào tử cung và đậu thai đôi.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 2.

Khi đến khám tại IVF Tâm Anh TP.HCM, Thảo đang mang thai đôi từ tinh trùng hiến tặng và nhiều bi kịch kèm theo. Ảnh: Quang Danh

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 3.

Hai tháng sau đó, Thảo tình cờ đọc được thông tin về một trường hợp vô sinh do không có tinh trùng tương tự như Phi được vi phẫu micro-TESE tìm thấy tinh trùng và có con “chính chủ”. Linh tính của Thảo mách bảo chồng vẫn có tinh trùng và khuyên đi khám lại. Vợ chồng Phi đã đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (IVF Tâm Anh TP.HCM) để tìm lời giải đáp. 

Kết quả khám toàn diện sức khỏe sinh sản, Phi được chẩn đoán vô tinh không tắc nghẽn. Đây là tình trạng tinh hoàn suy giảm sinh tinh hoặc không còn khả năng sinh tinh. Hướng xử trí duy nhất là thực hiện kỹ thuật micro-TESE nhằm mang lại cơ hội làm cha “chính chủ” cho bệnh nhân. Với trường hợp rất nặng như Phi, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng khoảng 5-10%. 

“Vợ tôi đã có thai 3 tháng, dù là tinh trùng hiến tặng nhưng tôi đã làm tròn nghĩa vụ. Giờ là lúc tôi tìm kiếm cơ hội của mình. Tôi tin bác sĩ, cho dù có 1% cơ hội tôi vẫn quyết tâm phẫu thuật. Nếu không thành công, tôi cũng an lòng bởi mình đã cố gắng thử”, anh Phi bộc bạch với ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Cuộc phẫu thuật được tiến hành. Trong 2 giờ, bác sĩ cùng ekip dùng kính vi phẫu có độ phóng đại 30 lần soi tìm một bên tinh hoàn của người bệnh. 3 ống ống sinh tinh tiềm năng được cắt lọc, chuyển qua phòng lab bên cạnh để chuyên viên phôi học dùng kính hiển vi độ phóng đại 200 lần để xé mô, tìm tinh trùng. 

“Tìm thấy 30 tinh trùng khỏe mạnh”, chuyên gia phòng lab reo lên khiến ThS.BS Lê Đăng Khoa thở phào. “Toàn bộ tinh trùng đã được trữ đông. Số lượng tinh trùng dồi dào này đủ để vợ chồng Phi có con ‘chính chủ’ với hai chu kỳ IVF. Trong trường hợp IVF thất bại, bệnh nhân vẫn còn cơ hội tìm thấy tinh trùng ở tinh hoàn còn lại”, ThS.BS Lê Đăng Khoa nhấn mạnh. 

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 5.

“Có người đàn ông nào khi nghe tin ấy lại đau lòng như tôi? Giá như chúng tôi không quá vội vàng. Nếu dành thời gian tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin thì đã sớm có con ‘chính chủ’, không rơi vào bi kịch như hiện nay”, Phi nói trong niềm hối tiếc và bày tỏ không còn lo sợ mọi chuyện bị tiết lộ. 

“Sau nhiều thử thách, chúng tôi trưởng thành hơn, sẵn sàng chăm lo, yêu thương các con như nhau”, Phi nói thêm và mong muốn nhiều nam giới đồng cảnh ngộ biết đến câu chuyện, thêm niềm tin và hy vọng trên con đường “tìm con”. 

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 6.

ThS.BS Lê Đăng Khoa (bên phải) cùng ekip thực hiện kỹ thuật micro-TESE tìm kiếm tinh trùng cho Phi. Ảnh: Phương Trinh

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 7.

Cũng như anh Phi, anh Minh Tuấn (41 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng vợ là chị Thu Hiền (35 tuổi) phải trải qua 14 năm sống trong nhiều lời dị nghị vì không có con. Anh Tuấn được chẩn đoán không có tinh trùng, chỉ định xin tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm (IVF) chỉ sau một năm kết hôn.

Suốt nhiều năm trời vợ chồng anh “vái tứ phương”, chạy chữa bằng đông y. Năm 2020, anh Tuấn được phẫu thuật TESE trích mô tinh hoàn để tìm tinh trùng nhưng không thành công. Không từ bỏ hy vọng, tháng 2/2023, vợ chồng anh đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ cho biết, vợ chồng anh Tuấn thuộc trường hợp lớn tuổi, mong con nhiều năm. Kết quả tinh dịch đồ của anh Tuấn không có tinh trùng, 2 tinh hoàn teo còn rất nhỏ mỗi bên kích thước như hạt lạc, nguyên nhân do bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh lâu năm. Tiền căn mổ TESE tìm tinh trùng thất bại.

Anh Tuấn được chỉ định thực hiện kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng micro-TESE. Đây là kỹ thuật hiện đại thay thế cho các phương pháp cổ điển như TESE, PESA (chọc hút tinh trùng), tăng khả năng tìm thấy tinh trùng, giảm các biến chứng.

Với sự trợ giúp của hệ thống kính vi phẫu hiện đại, độ phóng đại gấp 30 lần so với các kỹ thuật thông thường, bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ lật tìm các ống sinh tinh siêu nhỏ chứa các tinh trùng ẩn nấp bên trong. Các chuyên viên phòng lab tỉ mẩn lọc rửa, soi tìm dưới kính hiển vi độ phóng đại cao, “vét” được 10 “tinh binh” đủ điều kiện. Toàn bộ tinh trùng được trữ đông.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 8.

Ở tuổi 35, chị Hiền giảm dự trữ buồng trứng, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH còn 1.7. Chị được kích thích buồng trứng với phác đồ phù hợp, thu được 11 noãn. Các chuyên viên labo rã đông tinh trùng với tỷ lệ sống gần như tuyệt đối, thụ tinh thu được 4 phôi ngày 5 (trong đó 3 phôi loại 1 và 1 phôi loại 2).

Sau khi chuẩn bị nội mạc tử cung đủ điều kiện, ngày 10/5, chị Hiền được chuyển một phôi ngày 5 loại 1 và đậu thai. Ngày 7/1/2024, chị hạ sinh được bé trai 2,9kg chào đời khỏe mạnh. 3 phôi còn lại được trữ đông giúp vợ chồng chị vẫn còn cơ hội có thêm con. Thời điểm da kề da với con, chị Hiền nghẹn ngào rơi lệ. Nhớ lại 14 năm ròng rã trải qua bao biến cố, hai vợ chồng vẫn yêu thương, động viên vượt qua. Thương chồng vất vả, năm ngoái chị từng động viên anh từ bỏ.

“Tôi nói với anh ‘nếu không có con, vợ chồng vẫn yêu thương sống bên nhau đến già’, nhưng nhìn sang thấy anh vẫn nuôi hy vọng. Tôi quyết định cùng anh kiên trì. Cuối cùng ‘quả ngọt’ cũng đến”, chị Hiền nói.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 9.

Ở tuổi 41, anh Tuấn cho biết, nhiều năm trước chiêm bao thấy cả hai vợ chồng ẵm con, gia đình quây quần bên đứa con bi bô tập nói. Niềm hạnh phúc khôn tả dù chỉ là ấn tượng trong giấc mơ đã giúp anh không ngừng nuôi hy vọng. “Giờ đây giấc mơ đã thành hiện thực. Vợ chồng tôi đã có con. Vợ chồng tôi biết ơn các bác sĩ…”, anh Tuấn xúc động chia sẻ.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 10.

Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ cho biết, cách đây vài năm, những trường hợp vô tinh không tắc nghẽn phải xin tinh trùng từ người hiến tặng. Hiện với kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn micro-TESE, những bệnh nhân như anh Tuấn có thể thực hiện giấc mơ có con của chính mình. Tại IVF Tâm Anh, hơn 70% nam giới có bệnh lý trên đã được điều trị thành công và có con.

“Hơn 70% nam giới tình trạng này đã được điều trị thành công và có con, nên nam giới vô tinh đừng bỏ cuộc sớm", bác sĩ Vỹ nói.

Để vợ phải mang thai từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai 21 tuổi nhắn nhủ: “Giá chúng tôi không vội vàng…” - Ảnh 11.

Đúng như bác sĩ Vỹ nói, cơ hội sẽ luôn đến với những ai không bỏ cuộc. Đã có rất nhiều trường hợp vô vọng tìm con vì nghĩ mình mất hoàn toàn khả năng sinh sản nhưng điều kỳ diệu lại đến vào phút cuối.

Kỷ nguyên mới trong điều trị vô sinh và những cuộc “rượt” bắt tinh trùng từ các y bác sĩ đã thắp lại niềm tin trên hành trình làm cha mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh. Sự kiên trì, tin tưởng của các cặp đôi là yếu tố thúc đẩy thành công và cũng là động lực lớn nhất để bác sĩ hiếm muộn cố gắng mỗi ngày.